Theo nhiều nguồn tin khác, Bắc Kinh mới chỉ đang phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa, có khả năng vượt qua được hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trong khu vực.
Tuy nhiên có một điều dễ dàng khẳng định được. Đó là, Trung Quốc đang vươn lên thành một thế lực quân sự, mà những lợi ích của nó cũng cần được tính đến.
Theo bản báo cáo hồi giữa tháng 5/2012, Trung Quốc đã chi cho ngân sách quốc phòng một khoản từ 120-150 tỉ USD, trong khi thông tin chính thức mà Bắc Kinh đưa ra hồi đầu năm là 106 tỉ USD.
Thêm tiền, Bắc Kinh tiện đà hiện đại hóa vũ khí. Hiện nay, Quân đội Trung Quốc đã có thể thực hiện các chiến dịch quân sự ở nước ngoài, như chống cướp biển Somali.
Tuy vậy, sức mạnh quân sự và trang thiết bị kỹ thuật của Trung Quốc chả thấm vào đâu so với NATO và Mỹ. Chẳng hạn, tàu ngầm diesel của Trung Quốc vẫn chưa có khả năng tuần tra một cách đầy đủ. Nhận thức được điều này nên các lãnh đạo Trung Quốc đã không tiếc tiền đầu tư nâng cấp thiết bị quân sự và phát triển công nghệ quân sự của riêng mình.
Trang mạng Welt Online của Đức cho biết, từ năm 1995 đến nay, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng 500 lần, chiếm vị trí thứ 2 sau Mỹ. Chi tiêu cho quân sự chiếm khoảng 2% tổng thu nhập quốc dân. Điều gì khiến đất nước đông dân nhất thế giới này mạnh tay chi tiêu cho quốc phòng đến vậy?
Theo Sách trắng Trung Quốc công bố hồi tháng 3/2011, nền kinh tế đang phát triển của Trung Quốc cần được bảo vệ về mặt lợi ích, kể cả bằng biện pháp quân sự. Tiền không chỉ cần để mua vũ khí và công nghệ, mà còn dùng để sản xuất vũ khí. Khoản tiền này còn được dùng để chi trả cho 2,3 triệu quân nhân Trung Quốc.
Ai làđối thủcủa Trung Quốc?
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang lo lắng trước sự hiện diện ngày càng tăng của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là việc nước này triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á.
Trung Quốc hi vọng với những thành tựu trong lĩnh vực tên lửa của mình, họ sẽ có thể kiềm chế được phần nào nỗ lực kiểm soát của Mỹ tại châu Á.
Chuyên gia trong lĩnh vực quân sự của Trung Quốc, ông Anh Châu cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Á sẽ khó có thể ngăn được tên lửa đạn đạo liên lục địa với tầm bắn 8.000 km của Nga và Trung Quốc.
>>Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ 'bao vây' Trung Quốc
Trung Quốc tuyên bố phóng thử thành công tên lửa DF-41. |
Những căn cứ quân sự của Mỹ tại đảo Guam cũng là điều khiến giới chức Trung Quốc quan ngại.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có lợi ích địa chính trị lâu đời tại khu vực này: Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền với Đài Loan.
Trung Quốc cũng đang sa vào cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển với một số nước Đông Nam Á, Nhật Bản.Đồng thời, nước này đang khúc mắc với Ấn Độ về khu vực Arunachal Pradesh.
Các chuyên gia cho rằng, đến năm 2015, ngân sách quốc phòng Trung Quốc sẽ lên đến 220 tỷ USD, vượt qua cả tổng số ngân sách của 12 quốc gia láng giềng.
Tom Doctoroff thuộc tờ Huffington Post cho rằng, thái độ của Trung Quốc chỉ là chuyện hoang đường. "Họ có thể tăng cường vũ khí, nhưng sẽ chẳng bao giờ “dính” vào một cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng với các quốc gia láng giềng và cũng chẳng “dại gì” mà đối đầu với Mỹ nếu không vì một nguyên nhân chính đáng nào đó", Doctoroff nhận xét.
Theo Pravda
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn