Khuyến khích đóng tàu lớn để hình thành những đội tàu 67 hùng mạnh

Thứ tư - 02/05/2018 16:05
"Cần khuyến khích đóng tàu lớn, và đòng tàu vỏ thép để hình thành những đội tàu hùng mạnh vươn khơi bám biển sản xuất, góp phần bảo vệ tổ quốc. Cần quan tâm hậu cần nghề cá để phục vụ tàu thuyền bám biển vươn khơi".

Ông Hà Sỹ Đồng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã nhấn mạnh như trên tại hội thảo "Sửa đổi Nghị định 67: Những vấn đề cần đặt ra" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND TP.Đà Nẵng phối hợp tổ chứcsáng nay 29.8 tại Đà Nẵng.

 

Ông Hà Sỹ Đồng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị phát biểu tại hội thảo sáng nay.

Thêm nhiều đội tàu 67 hiện đại

UBND tỉnh đã phê duyệt danh sách 32 chủ tàu (theo chỉ tiêu của Bộ Nông nghiệp và PTNT) đủ điều kiện vay vốn đóng mới và 116 chủ tàu đủ điều kiện vay vốn nâng cấp tàu cá theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, trong đó đóng mới tàu vỏ thép 20 tàu (62,5%), vỏ gỗ 11 tàu (34,4%) và 01 tàu vỏ Composite (3,1%).

Đến nay đã có 24 tàu cá đóng mới và 81 tàu nâng cấp được các Ngân hàng xem xét thẩm định hồ sơ và ký kết hợp đồng vay vốn đóng mới tàu cá đúng trình tự quy định với tổng mức đầu tư là: 510.297 tỷ đồng (Giá trị hợp đồng cho vay: 421.984 tỷ đồng, đã giải ngân: 384.537 tỷ đồng, đạt 91,12% giá trị hợp đồng). Hiện nay, có 20 tàu đóng mới (13 tàu vỏ thép và 07 tàu vỏ gỗ) đã hoàn thành đưa vào hoạt động, chủ yếu là các tàu làm nghề khai thác thủy sản; hầu hết các tàu sau khi đưa vào hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực đánh bắt và tham gia khai thác ở vùng biển xa nhiều hơn.

Nhìn chung Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản là chính sách lớn phù hợp với nguyện vọng của ngư dân, tạo động lực phát triển thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thúc đẩy mạnh hoạt động khai thác hải sản xa bờ, nâng cao năng suất, sản lượng, thu nhập đời sống của người dân và tăng cường bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cũng còn gặp phải một số khó khăn.

Trên địa bàn tỉnh hiện này chỉ có 01 nhà máy đóng tàu vỏ thép, các tỉnh lân cận cũng ít có nhà máy và các nhà máy đóng tàu cũng quá tải do đó việc thương thảo ký kết hợp đồng đóng tàu của ngư dân còn chậm. Bà con ngư dân Quảng Trị chỉ quen đóng, sử dụng tàu vỏ gỗ truyền thống, vì vậy, khi đóng tàu vỏ thép theo chương trình đã phát sinh một số vấn đề như việc sử dụng, vận hành tàu vỏ thép phức tạp, khó thực hiện, nên trong thời gian tới cần được tập huấn, nâng cao kỹ thuật.

Trong quá trình triển khai đóng mới, các nhà máy đóng theo thiết kế đã được phê duyệt, trong đó có máy lái thuỷ lực chưa phù hợp với tàu hoạt động khai thác thuỷ sản, máy tời thu lưới hoạt động không đủ công suất, ảnh hưởng đến hiệu quả đánh bắt; Vì vậy, các chủ tàu phải điều chỉnh, sửa chữa lại nhiều lần, gây tốn kém cho chủ tàu.

 Việc thí điểm cơ chế hỗ trợ một lần sau đầu tư đối với chủ tàu thuộc đối tượng hưởng chính sách tín dụng theo quy định tại Quyết định số 47/2016/QĐ-TTg có thời gian hiệu lực ngắn nên ngư dân không có thời gian thực hiện và kinh phí hỗ trợ thí điểm cho một tàu đang còn thấp, giá trị tàu lớn, phần đối ứng cao, nguồn lực của ngư dân có hạn nên khó thực hiện.

Một số chủ tàu đã có quyết định phê duyệt đủ điều kiện vay vốn đóng mới nhưng theo thiết kế kỹ thuật và khái toán giá thành cao nên không có vốn đối ứng để thực hiện, nhất là tàu vỏ gỗ.

Chưa có hướng dẫn về việc cơ cấu lại nợ đối với trường hợp bị chậm tiến độ hoàn thành do thay đổi, điều chỉnh thiết kế tàu. Bởi theo quy định hiện hành, việc cơ cấu lại nợ chỉ được thực hiện khi tàu bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng.

Ngân hàng Nhà nước chưa có hướng dẫn về việc cho vay đối với phần chi phí phát sinh vượt dự toán do điều chỉnh thiết kế để phù hợp với trình độ và năng lực đánh bắt của ngư dân, cũng như điều kiện đánh bắt thực tế của họ. Do đó một số tàu được đóng xong nhưng chậm bàn giao vì chưa thanh toán hết cho nhà máy.

 

Một con tàu vỏ thép được đóng mới theo Nghị định 67 ở Quảng Trị.

Chính phủ thống nhất kéo dài thời hạn thực hiện các chính sách quy định tại Nghị định 67 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017. Ngày 07 tháng 4 năm 2017, Văn phòng Chính phủ có công văn số 3412/VPCP-NN về trả lời vướng mắc trong triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có ý kiến chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm theo Nghị định, không để tàu cá được đóng mới, nâng cấp theo Nghị định không ra khơi được vì vướng mắc bảo hiểm. Nhưng đến tháng 7 năm 2017, Bộ Tài chính mới có hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm để cấp bảo hiểm cho tàu cá.

Do thiết kế đơn nghề nên các tàu đưa vào hoạt động chỉ có hiệu quả được trong mùa chính, mùa phụ chưa có hiệu quả, ví dụ như: Nghề lưới rê chỉ hoạt động có hiệu quả từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, từ tháng 4 đến tháng 9 mùa phụ nên hiệu quả không cao hoặc nghề lưới vây hoạt động có hiệu quả từ tháng 3 đến tháng 9 nhưng năm nay cá xuất hiện trong những tháng qua chưa nhiều nên hiệu quả chưa cao.

Các văn bản hướng dẫn chính sách đào tạo thuyền viên chưa cụ thể nên đang khó thực hiện; công tác tìm kiếm cơ sở đào tạo gặp nhiều khó khăn; chưa có quy định các định mức về đào tạo thuyền viên; chưa quy định rõ đào tạo thuyền viên vận hành tàu cá vỏ thép là thuyền trưởng, máy trưởng hay tất cả thuyền viên trên tàu.

Quá trình triển khai đóng mới 16 tàu vỏ thép, các chủ tàu phải đặt hàng sửa đổi thiết kế cho phù hợp với ngư trường và tập quán sản xuất nên tăng chi phí và kéo dài thời gian thực hiện, dẫn đến chậm tiến độ và giảm hiệu quả đầu tư.

Các ngân hàng cần tích cực cho ngư dân vay vốn

Theo ông Đồng, để giải quyết vướng mắc khi đóng tàu 67, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại: Ngoại thương và Công Thương cần tham gia tích cực để hỗ trợ ngư dân vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu cá; Phân bổ thêm cho tỉnh số lượng tàu cá đóng mới từ 20-30 chiếc để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi đánh bắt từ vùng lộng sang vùng khơi của bà con ngư dân sau sự cố môi trường do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra.

Cho phép các chủ tàu và nhà máy tự điều chỉnh và tự chịu trách nhiệm đối với các trường hợp: Máy lái, tời thu lưới khi đưa vào hoạt động không hiệu quả, trục trặc kỹ thuật. Nghiên cứu triển khai kiêm nghề cho ngư dân để thực hiện hoạt động đánh bắt trong các mùa phụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Theo ông Đồng, cần khuyến khích đóng tàu lớn, và đòng tàu vỏ thép để hình thành những đội tàu hùng mạnh vươn khơi bám biển sản xuất, góp phần bảo vệ tổ quốc. Cần quan tâm hậu cần nghề cá để phục vụ tàu thuyền bám biển vươn khơi.

Những ngân hàng nào làm tốt thì cần sơ kết, tổng kết để khen thưởng, còn những đơn vị nào làm chưa tốt thì cần xử lý nghiêm để không lặp lại những sự cố hỏng tàu như ở Bình Đình.


Theo Dân Việt

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây