“Khát” ở vùng mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á: Kỳ cuối: Lối thoát nào cho Dự án nghìn tỷ?

Thứ bảy - 10/06/2017 07:59
Những khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án khai thác và tuyển quặng sắt Thạch Khê, chung quy lại đều xuất phát từ vấn đề thiếu vốn. Do vậy, để khơi thông những bế tắc lâu nay, nhất thiết phải “xoay” được đủ vốn, đảm bảo cho Dự án hoạt động. Nhiều giải pháp được đưa ra nhằm giải cứu dự án nghìn tỷ này khỏi sự “túng quẫn”, nhưng tính khả thi là điều vẫn còn thiếu.Báo Bảo vệ pháp luật xin khép lại loạt phóng sự bằng những luận giải xung quanh vấn đề này.
Normal 0 false false false VI X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4

Khó trông đợi vào giải pháp “ăn xổi”!

          Như kỳ trước chúng tôi đã phân tích, phương án để Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) bán quặng nhằm giải quyết vốn được Bộ Công thương kiến nghị tại văn bản số 4571 (ngày 28/5/2013) trình Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho TIC khai thác và bán ngay trong nước với khối lượng 1,6 triệu tấn quặng sắt, và bán 1 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2014 – 2015 tại những điểm quặng đã lộ thiên.

          Trong ngắn hạn, giải pháp này hứa hẹn sẽ đem lại cho TIC một số tiền không nhỏ trong thời điểm khó khăn về tài chính, để giải quyết những phần việc không thể trì hoãn như chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, trả lương cho người lao động… Tuy nhiên, nếu đặt trong một lộ trình mang tính dài hơi thì nó sẽ kéo theo những hệ quả tiêu cực. Đặc biệt, việc khai thác quặng khi chưa hoàn thành bóc đất tầng phủ sẽ dẫn đến tình trạng cát, sét từ trên miệng hố trôi xuống, bồi lấp. Khi đó, việc bóc tầng phủ lại phải… tiến hành lại từ đầu. Đối với một địa phương nằm trong vùng “túi bão” như Hà Tĩnh thì điều đó gần như chắc chắn sẽ xảy đến.

          Chính quyền Hà Tĩnh thì không tán thành với phương án mà Bộ Công thương kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ. Mong muốn của địa phương này là việc khai thác phải được tính toán một cách căn cơ, mang tính dài hơi và bền vững. Song song với việc khai thác, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) cần đầu tư chế biến sâu, hạn chế việc xuất bán quặng thô nhằm nâng cao giá trị sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.

          Phương án khai thác theo kiểu “cuốn chiếu”, nghĩa là khai thác đến đâu tiến hành giải phóng mặt bằng đến đó cũng đang được phía TIC cân nhắc. Trong tình hình khó khăn như hiện nay, phương án này được kỳ vọng sẽ giúp Công ty giảm được áp lực về vấn đề tài chính, cụ thể là tránh được việc phải chi trả cùng lúc một khoản tiền lớn cho công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư. Hạn chế của phương án này nằm ở chỗ, trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những vướng mắc về giải phóng mặt bằng thì việc khai thác phải đột ngột dừng lại, mọi hoạt động bị xáo trộn kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.

Kiếm nhà đầu tư mới: cần “chọn mặt gửi vàng”

          Phải thẳng thắn thừa nhận, hầu hết các cổ đông hiện tại của TIC không đủ năng lực tài chính để góp vốn theo đúng lộ trình như đã cam kết. Nhiều cổ đông vốn dĩ là những doanh nghiệp mạnh nhưng do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế, những năm gần đây thường xuyên thua lỗ. Đơn cử như trường hợp của Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL - cổ đông nắm 20% vốn điều lệ của TIC). Xác nhận chính thức của đơn vị này trên trang thông tin điện tử (vnsteel.vn) cho thấy rằng năm 2012, VNSTEEL lỗ 538 tỷ đồng. Năm 2013, mặc dù đã nỗ lực với mọi biện pháp khắc phục khó khăn nhưng mức thua lỗ vẫn là con số “khủng”: 289,9 tỷ đồng. Với tình thua lỗ kéo dài như vậy, không khó để giải thích lý do Tổng công ty Thép Việt Nam “quên” thực hiện nghĩa vụ tài chính tại Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê.

          Là cổ đông giữ quyền chi phối tại TIC với 30% vốn điều lệ, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) tỏ ra có trách nhiệm trong việc việc tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Dự án khai thác và tuyển quặng sắt Thạch Khê. Đơn vị này cũng được ghi nhận là cổ đông “gương mẫu” nhất về thực hiện nghĩa vụ tài chính. Song, những gì đang thể hiện chưa đủ để thuyết phục rằng TKV có thể một mình gánh vác nghĩa vụ cho các cổ đông còn lại. Mặt khác, bản thân TKV cũng đang phải đối mặt với  khó khăn không hề nhỏ do những biến động của thị trường than trên thế giới, nên khó có thể hy vọng vào việc đơn vị này sẽ dồn toàn lực nhằm giải cứu TIC trước những khó khăn về vốn.

          Trong tình hình đó, việc tìm kiếm nhà đầu tư mới gần như là lối thoát duy nhất cho Dự án khai thác và tuyển quặng sắt Thạch Khê. Xét về triển vọng, mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng trên 500 triệu tấn một khi đã đi vào khai thác sẽ đem lại lợi nhuận rất lớn và lâu dài. Do vậy, việc kiếm nhà đầu tư là không khó. Vấn đề đặt ra đối với lãnh đạo TIC và các cấp ngành liên quan là cần cân nhắc kỹ càng để chọn lựa được những doanh nghiệp vừa có tiềm lực tài chính, vừa có kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác mỏ. Bên cạnh đó, những ràng buộc mang tính pháp lí trong việc thực hiện cam kết góp vốn cũng cần được thiết lập chặt chẽ, tránh tình trạng đầu tư kiểu “tay không bắt giặc” như đã từng xảy ra.

          Việc mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài cũng là giải pháp cần được TIC tính tới. Được biết, Tập đoàn Thép Kobe của Nhật Bản đang đề nghị  tham gia vào Dự án khai thác và tuyển quặng sắt Thạch Khê với cam kết đầu tư về tài chính và công nghệ. Động thái này đang mở ra nhiều hy vọng trong việc giải bài toán thiếu vốn của TIC. Phía Tập đoàn Kobe, việc đầu tư vào dự án này sẽ giúp họ chủ động giải quyết được vấn đề nguồn cung nguyên liệu cho Dự án Nhà máy sản xuất sắt xốp Kobelco Việt Nam – vấn đề đang khiến nhà máy của họ rơi vào tình trạng “đắp chiếu”. Tất nhiên, những quy định xung quanh việc đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài là việc cần nghiên cứu một cách nghiêm túc và cẩn trọng, bởi vì không chỉ trong phạm vi của TIC mà nó còn liên quan đến nhiều vấn đề về lợi ích quốc gia.

          Khi đưa ra lý thuyết “Cái vòng luẩn quẩn và cú huých từ bên ngoài”, nhà kinh tế học Samuelson (chủ nhân giải Nobel Kinh tế năm 1970) cho rằng, nguyên nhân cơ bản khiến một thực thể kinh tế rơi vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó là do thiếu vốn. Vì vậy, để thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó thì cần phải có sự đầu tư từ bên ngoài, trước hết là về vốn. Lý thuyết của Samuelson nghiên cứu ở tầm vĩ mô, đối với các quốc gia chậm phát triển. Tuy nhiên, sẽ không khiên cưỡng nếu áp dụng nó trong việc lý giải sự bế tắc, luẩn quẩn của một thực thể kinh tế vi mô như Dự án khai thác và tuyển quặng sắt Thạch Khê. Cụ thể hơn, để khơi thông những bế tắc kéo dài của Dự án này, nhất thiết phải giải quyết vấn đề thiếu vốn; mà điều này thì không thể trông chờ vào những cổ đông hiện tại của Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê!

         theo Phạm Tường/báo BVPL Số 82

st1\:*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Arial","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Arial; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Arial; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây