Hà Tĩnh: Dự án “2 trong 1”, đưa dân sống dưới “túi nước” 160 triện m3

Thứ bảy - 10/06/2017 12:01
Ngay dưới chân hồ chứa nước Rào Trổ thuộc xã Kỳ Thượng, huyên Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có sức chứa hơn 160 triệu m3 nước phục vụ cho Khu kinh tế Vũng Áng là một Khu tái định cư cho gần 50 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án "cấp nước cho khu Kinh tế Vũng Áng". Người dân ở đây đang sống trong cảnh hoang mang, lo lắng vì sự mất an toàn này.

Sống trong cảnh sợ vỡ "túi nước khổng lồ"

Hàng chục hộ dân ở thôn Phúc Lập xã Kỳ Thượng được quy hoạch về Khu TĐC thuộc thôn 10 có đơn thư và trực tiếp phản ánh việc họ đang phải sống trong cảnh hoang mang, bất an vì phải sống ngay dưới chân hồ chứa nước Rào Trổ  

Để tìm hiểu rõ câu chuyện về việc người dân TĐC phản ứng về việc người dân phải sống ngay dưới chân hồ chứa nước Rào Trổ sắp đi vào hoạt động và sự lo sợ, bất an của người dân nơi đây, chúng tôi đã tìm về Khu TĐC dành cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án này.

   
  Chân lòng hồ chứa nước Rào Trổ chỉ cách Khu TĐC từ 200 - 300 m  

Chỉ tay về phía máy móc đang thi công san lấp để thực hiện chân đập Rào Trổ, nơi chỉ cách nhà dân vài trăm mét, anh Lê Văn Lý (32 tuổi), cho biết : Trước khi triển khai di dời TĐC về đây, cơ quan chức năng có tổ chức thăm dò lấy ý kiến người dân. Khi đó, có 3 phương án được đưa ra. Nhưng hầu hết người dân chọn phương án về ở khu vực từ nhà anh Vẻ đến xóm 9, có ký vào biên bản. 

Nhưng đùng một cái, khi di dời lại đưa dân về ở ngay dưới chân đập ở thôn Phúc Lập này. Họ xem thường ý kiến người dân, xem thường sự an toàn, tính mạng của dân".

Còn ông Phạm Bá Đắc, bức xúc nói: "Chú thấy đó, ai đời đưa dân về TĐC nằm ngay dưới chân lòng hồ. Mùa mưa lũ về dân hoang mang, lo sợ lắm. Nói dại chứ chẳng may... vỡ đập thì... chết sạch".

Không chỉ lo ngại mất an toàn khi ở ngay dưới chân đập, nhiều người dân ở đây còn bức xúc phản ánh, thời gian qua, đưa dân về TĐC ngay cạnh công trường nổ mìn san lấp chân đập khiến nhiều nhà dân bị rạn nứt, nguồn nước uống cũng bị úa phèn đục ngầu không thể sử dụng được

Chưa thẩm định về mức độ an toàn của hồ chứa nước.

Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng, ông Vũ Trung Tiến - cho biết, theo đăng ký ban đầu, có 49 hộ dân về TĐC tập trung thôn Phúc Lập, nhưng sau đó có 2 hộ rút đi theo diện TĐC tự do. 

Về vấn đề người dân hoang mang, ông Tiến cho rằng, nếu như vỡ đập thì đâu chỉ các hộ dân ở đó bị ảnh hưởng mà cả vùng hạ du phía dưới cũng bị!

Ngày 13.4, trao đổi với PV, ông Lê Văn Trọng - Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Kỳ Anh, Phó Ban chỉ đạo Dự án "Quy hoạch bố trí sắp xếp, ổn định dân cư vùng sạt lở hai bờ sông Rào Trổ xã Kỳ Thượng, di dời dân ra khỏi lòng hồ Rào Trổ phục vụ Dự án nước" - cho biết: Đây là một dự án lồng ghép "2 trong 1" để tiết kiệm ngân sách.

   
  Hàng chục hộ dân đang tỏ ra lo lắng trước việc họ phải sống ngay dưới chân hồ chứa nước Rào Trổ  

Khu vực TĐC xã Kỳ Thượng mà dân đang phản ánh, tháng 10.2009 UBND tỉnh đã có quyết định số 3418 phê duyệt Dự án quy hoạch sắp xếp dân cư vùng sạt lở hai bờ sông Rào Trổ. Khi dự án bắt đầu triển khai thì năm 2011 UB tỉnh triển khai Dự án cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng nên điều chỉnh Dự án để lồng ghép theo quyết định số 4016 ngày 19.12.2011. 

Với quyết định đó, có 120 hộ dân xã Kỳ Thượng phải bố trí, sắp xếp ổn định TĐC. Tổng chi phí Dự án là 38,792 tỉ đồng. Đến thời điểm này đã giải ngân 27 tỉ đồng.

Ông Trọng cũng khẳng định, có việc người dân hoang mang lo lắng khi về ở TĐC dưới chân lòng hồ chứa nước Rào Trổ. 

"Chúng tôi cũng đã truyền đạt những lo lắng của người dân khi phải sống gần chân đập từ 200m-300m đến UBND tỉnh. Có thể tỉnh sẽ thành lập đoàn và chuyên gia khảo sát, nghiên cứu về vấn đề này. 

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một văn bản nào khẳng định an toàn hay không an toàn khi người dân ở đó. Có thể khi hoàn thành đập thì người ta sẽ thẩm định, khảo sát an toàn đập, an toàn TĐC ở đó”, ông Trọng nói.

Khi chúng tôi đề cập vấn đề ,bây giờ để tránh tốn kém, thực hiện lồng ghép Dự án đưa dân TĐC ngay dưới chân đập nhưng khi thẩm định, nếu không đảm bảo an toàn thì phải di dời, lại gây tốn kém, lãng phí, ông Trọng đã thừa nhận “tất nhiên, lúc đó có tốn kém thì cũng phải chấp nhận”.

Trước đó, Tầm nhìn có bài viết phản ánh về việc xây dựng Khu TĐC ở xóm Phúc Lập, xã Kỳ Thượng (tổng mức đầu tư xấp xỉ 39 tỷ đồng) không những bị chậm tiến độ mà còn bị nhà thầu "rút ruột". 


Theo Hà Vũ - Đặng Sơn Tầm nhìn

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây