Chuyên gia Philippines: Nếu ASEAN không cùng phản đối Trung Quốc, mọi việc sẽ trở thành quá muộn

Chủ nhật - 04/06/2017 01:24
Cựu cố vấn An ninh quốc gia Philippines Roilo Golez cảnh báo về mối nguy hiểm đối với an ninh và ổn định ASEAN, nếu Trung Quốc hoàn thành công sự tại bãi đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Báo Philippines mô phỏng công sự của Trung Quốc ở Trường Sa

Cái gai giữa biển làm nhức nhối  ASEAN

Tháng trước, chính phủ và bộ ngoại giao Philippines liên tục công bố các hình ảnh tố cáo Trung Quốc đang có ý định xây dựng công sự trên bãi Gạc Ma của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp. Đây là một sự kiện leo thang nghiêm trọng ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Ông Golez nói rằng nếu Trung Quốc có thể xây dựng một đường băng trong khu vực tranh chấp, nó sẽ tạo ra thay đổi trong sự cân bằng quyền lực trong khu vực.

"Bạn có thể thấy nó dường là một đường băng dài hàng dặm. Nó gần giống như một sân bay, giống như những gì bạn thấy trong các sân bay quốc tế. Bên cạnh đó là phương tiện hỗ trợ, có một bến tàu cho các tàu cỡ lớn. Tôi hiểu đây là công trình dùng để tiếp nhận nhiên liệu từ tàu vận tải và cung cấp nhiên liệu cho tàu chiến, máy bay. Còn đường bay có thể dùng làm bàn đạp cho máy bay chiến đấu của họ ở đó.
 Vòng tròn thể hiện phạm vi hoạt động của máy bay Trung Quốc nếu sân bay tại Gạc Ma hoàn thành
Tôi ví dụ một máy bay chiến đấu J-11 nếu xuất phát ở Trung Quốc thì phạm vi bay của nó khoảng 1.000 dặm, chưa đủ bao trọn biển Đông. Nhưng nếu nó cất cánh ở bãi Gạc Ma thì khác. Lấy bãi Gạc Ma là dấu chấm đó ở giữa thì vòng tròn có bán kính khoảng 1.000 dặm xung quanh chính là tầm hoạt động của máy bay J-11. Bạn có thể nhìn thấy nó bao trùm toàn bộ Philippines, hầu hết của nó là Việt Nam, một phần của Malaysia và toàn bộ đảo Borneo. Vì vậy, nó có thể đe dọa tất cả căn cứ quân sự quan trọng của các nước ASEAN", Golez nói.

Sẽ bẻ cong luật quốc tế

Trong khi đó, giáo sư Richard Heydarian - giảng viên trong quan hệ quốc tế tại Ateneo, nói rằng Trung Quốc đang thay đổi thực tế trên mặt đất bằng cách cưỡng chiếm vùng biển tranh chấp và thay đổi “tính năng đất đai”. Bằng cách này, Trung Quốc quyết chiếm hết các vùng trong đường lưỡi bò mà họ tự vạch ra trên biển Đông.

Theo giáo sư Heydarian, Trung Quốc sau khi xây dựng xong sân bay sẽ tiếp tục thay đổi kiến trúc các đảo ở Trường Sa, thậm chí cho dân ở để hình thành những điểm dân cư sinh sống. Sau đó, Trung Quốc có thể lấy cớ này để đòi quyền không chỉ với các hòn đảo, mà còn đòi cả vùng biển 200 hải lý xung quanh. Từng bước như vết dầu loang, họ sẽ thôn tính vùng biển theo đường lưỡi bò.
 ASEAN cần ngăn chặn trước khi "vệt dầu của Trung Quốc" loang trên biển Đông
Giáo sư Heydarian cho rằng ASEAN cần phải dùng mọi biện pháp ngoại giao và kể cả theo kiện để ngăn chặn âm mưu của Bắc Kinh. Nếu ASEAN không hành động thì Trung Quốc sẽ hành động theo đúng kế hoạch. Khi đó, toàn bộ ASEAN và biển Đông trong tầm hoạt động của máy bay Trung Quốc và tự do hàng hải ở biển Đông bị đe dọa.

Tuy nhiên, khi Trung Quốc leo thang ở Trường Sa thì chỉ Việt Nam là đủ khả năng để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Giáo sư Heydarian cho rằng khi đó cả ASEAN cùng phải thống nhất ủng hộ Việt Nam.

                                                                                           Theo Anh Tú (Một Thế Giới)

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây