Ðẩy mạnh hơn nữa phong trào xây dựng nông thôn mới
Thứ năm - 11/04/2019 06:41
Khu vực bắc miền trung có tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) cao so với mặt bằng chung của cả nước. Ðến cuối năm 2018, Thanh Hóa có 284 xã (chiếm 50% tổng số xã), Nghệ An có 218 xã (chiếm 50,38%) và Hà Tĩnh có 158 xã (chiếm 68,99%) đạt chuẩn NTM, trong khi bình quân của cả nước là 44,75%. Phong trào xây dựng NTM đã góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội tại các địa bàn có địa hình rộng lớn, phức tạp và điều kiện tự nhiên, kinh tế nhiều khó khăn này…
Bài 1: Từ những ý tưởng mới
Bắc miền trung với đặc thù vùng miền điển hình: có nhiều xã miền núi, vùng sâu, vùng xa điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, việc xây dựng xã đạt chuẩn NTM ở nơi đây rất khó khăn. Ðể thực hiện xây dựng thôn (bản) NTM hiệu quả, các địa phương đã có những cách làm sáng tạo, cách tiếp cận phù hợp với tình hình thực tế với phương châm: có nhiều thôn, bản đạt chuẩn NTM thì sẽ có xã đạt chuẩn NTM.
Cán bộ, nhân dân xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) ra quân đổ bê-tông đường liên xã.
Học nhau làm thôn, bản kiểu mẫu
Chúng tôi về xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên khi xã này vừa xuất sắc giành giải nhất cuộc thi "Xã NTM đẹp" của tỉnh Nghệ An. Nằm ở trung tâm huyện, xã Hưng Tân có tổng diện tích tự nhiên 480 ha, trong đó diện tích canh tác nông nghiệp 267 ha. Toàn xã có 1.050 hộ với 4.000 nhân khẩu, nhưng trong những năm qua đã huy động gần 300 tỷ đồng xây dựng NTM. Bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Lai cho biết, khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Hưng Tân không phải là xã điểm, nhưng bằng sự quyết tâm cao của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân, xã đã hoàn thành xây dựng NTM vào năm 2014 và cũng là xã đầu tiên của huyện Hưng Nguyên, xã thứ hai của tỉnh Nghệ An được công nhận đạt chuẩn NTM. Xã Hưng Tân được coi là "mô hình nông thôn kiểu mẫu" là miền quê đáng sống khi có xóm làng bình yên, môi trường trong lành và thu nhập bình quân của hộ dân đạt gần 50 triệu đồng/người/năm. Xã không còn hộ nghèo, trong đó hộ khá giàu chiếm hơn 60%.
Câu chuyện thành công trong xây dựng NTM ở Hưng Tân là sự mở đầu tốt đẹp cho một mô hình NTM khá mới ở Nghệ An. Các địa phương đã có những cách làm sáng tạo, cách tiếp cận phù hợp tình hình thực tế của địa phương để xây dựng thôn, bản NTM đạt hiệu quả cao. Tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các huyện miền núi chưa có khả năng xây dựng xã NTM thì lựa chọn một số thôn, bản làm điểm xây dựng NTM để rút kinh nghiệm trước khi nhân ra diện rộng.
Việc ban hành Bộ tiêu chí và triển khai cho các xã thực hiện thôn (bản) đạt chuẩn NTM bước đầu đã phát huy hiệu quả, được nhân dân nhiệt tình tham gia hưởng ứng. Cụ thể là người dân đã tự giác thực hiện các nội dung công việc thuộc về nhân dân, tự bàn bạc, thống nhất và quyết định các nội dung công việc theo 15 tiêu chí và 39 chỉ tiêu mà UBND tỉnh đã ban hành. Qua đó đã giúp người dân chủ động phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thành lập các tổ nhóm liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như ở xã Kỳ Tân (huyện Tân Kỳ), xã Mường Nọc (huyện Quế Phong)... Nhiều địa phương đã làm tốt công tác xây dựng thôn, bản NTM và gắn với du lịch cộng đồng (homestay) giữ gìn bản sắc văn hóa bản làng như: xã Yên Khê (huyện Con Cuông), xã Châu Tiến (huyện Quỳ Châu)...
Qua ba năm thực hiện chương trình NTM thôn, bản trên địa bàn 11 huyện miền núi, toàn tỉnh Nghệ An đã có 667 thôn, bản được UBND các huyện công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 570 thôn, bản thuộc các xã miền núi khó khăn.
Phong trào xây dựng thôn, bản đạt chuẩn NTM cũng được tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện khá sớm. Từ năm 2014 tỉnh đã ban hành bộ tiêu chí và quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận thôn, bản đạt chuẩn NTM, gồm 14 tiêu chí để các thôn, bản rà soát, đánh giá thực trạng, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Sau 5 năm triển khai thực hiện, với cách tiếp cận sáng tạo và phù hợp, xây dựng NTM cấp thôn, bản ở xứ Thanh đã tạo được nền tảng, sự lan tỏa sâu rộng và đạt được những kết quả nổi trội cả về số lượng và chất lượng, không những giúp người dân thật sự phát huy vai trò chủ thể và chủ động hơn trong công việc của mình, giảm phụ thuộc, trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước, mà còn tạo ra khí thế thi đua sôi nổi giữa các gia đình, dòng họ, giữa các thôn, bản với nhau, và thu hút được sự quan tâm, đóng góp của con em xa quê.
Ðiều đáng ghi nhận là, qua phong trào xây dựng thôn, bản NTM, tư duy sản xuất hàng hóa của người dân được thay đổi; thu nhập của người dân từng bước được nâng lên, so với khi triển khai tăng 2,5 đến 3 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm tương ứng từ 4 đến 5 lần, điển hình có những thôn không còn hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người 45 đến 50 triệu đồng/năm.
Ðến khu dân cư mẫu, vườn mẫu
Kế thừa và phát triển các mô hình xây dựng NTM, tỉnh Hà Tĩnh tập trung xây dựng mô hình "Khu dân cư mẫu, vườn mẫu". Hà Tĩnh xác định chỉnh trang khu dân cư, xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu, phát triển kinh tế vườn là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho người dân, tạo cảnh quan môi trường khu dân cư xanh, sạch, đẹp, đáng sống.
Chủ tịch UBND xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh Nguyễn Sông Hàn cho biết: Năm 2013, Thạch Hạ là xã nằm trong tốp bảy xã đầu tiên về đích NTM. Sau khi có chủ trương của UBND tỉnh về thực hiện tiêu chí số 20 xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu, xã Thạch Hạ chọn thôn Liên Nhật làm điểm để triển khai thực hiện.
Ðến thăm thôn Liên Nhật, chúng tôi được chứng kiến một làng quê ven đô thật sự trù phú, văn minh, đường làng rộng rãi, phong quang, sạch đẹp. Ðược biết, trong những năm qua, thôn đã vận động nhân dân hiến 2.000 m2 đất để mở rộng đường làng, ngõ xóm. Thôn đầu tư gần năm tỷ đồng để xây dựng chỉnh trang kết cấu hạ tầng trong khu dân cư. Trong đó đã làm mới 2.650 m đường trục chính, đường ngõ thôn; xây dựng, cải tạo gần 4 km mương thoát nước thải; chỉnh trang nâng cấp nhà văn hóa thôn, xây dựng sân bóng đá, bóng chuyền, lắp đặt các thiết bị luyện tập thể thao, trồng mới 3.600 m hàng rào xanh... Cùng với việc xây dựng khu dân cư nông thôn xanh, sạch, đẹp, thôn Liên Nhật đã gương mẫu đi đầu trong phong trào cải tạo vườn tạp. Từ năm 2014 đến nay đã có 63 hộ dân đã phá bỏ tre, những cây có giá trị kinh tế thấp để chỉnh trang lại vườn hộ, sắp xếp cây trồng hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thôn đã xây dựng thành công sáu mô hình vườn mẫu cho thu nhập từ 60 đến 100 triệu đồng vườn/năm.
Phong trào xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu lan tỏa nhanh, đi vào chiều sâu, thiết thực, khẳng định tính tất yếu khách quan xây dựng NTM bền vững. Theo thống kê của Văn phòng Ðiều phối NTM Hà Tĩnh: Trong năm 2018, toàn tỉnh có 112 thôn đạt chuẩn và tính từ năm 2013 đến nay toàn tỉnh có 283 thôn đạt chuẩn. Tương tự, mô hình vườn mẫu cũng tăng nhanh về số lượng, tổ chức thực hiện khoa học và bài bản hơn, nhiều vườn không chỉ đạt hiệu quả kinh tế cao mà còn có cảnh quan đẹp, trong năm 2018 đã có 1.434 vườn đạt chuẩn, điển hình như các huyện Vũ Quang, Thạch Hà, Cẩm Xuyên... Lũy kế đến nay có 3.380 vườn mẫu đạt chuẩn.
Tại Hội nghị toàn quốc xây dựng NTM tại các thôn, bản khó khăn gắn với giảm nghèo bền vững được tổ chức tại tỉnh Ðiện Biên vào cuối tháng 7-2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Ðình Huệ biểu dương kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…, và yêu cầu từ nay tới năm 2020, triển khai trên phạm vi toàn quốc việc xây dựng thôn, bản, ấp NTM. Ðồng chí nhấn mạnh "Xây dựng NTM luôn phải có sức sống mới dựa vào tư duy mới, cách làm mới. Trong giai đoạn này sự chỉ đạo của Trung ương là quan trọng nhưng sự sáng tạo của người dân, cộng đồng là quyết định cho thành công của chương trình".
(Còn nữa)Ðẩy mạnh hơn nữa phong trào xây dựng nông thôn mới
Thứ Năm, 11/04/2019, 02:35:37
Khu vực bắc miền trung có tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) cao so với mặt bằng chung của cả nước. Ðến cuối năm 2018, Thanh Hóa có 284 xã (chiếm 50% tổng số xã), Nghệ An có 218 xã (chiếm 50,38%) và Hà Tĩnh có 158 xã (chiếm 68,99%) đạt chuẩn NTM, trong khi bình quân của cả nước là 44,75%. Phong trào xây dựng NTM đã góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội tại các địa bàn có địa hình rộng lớn, phức tạp và điều kiện tự nhiên, kinh tế nhiều khó khăn này…
Bài 1: Từ những ý tưởng mới
Bắc miền trung với đặc thù vùng miền điển hình: có nhiều xã miền núi, vùng sâu, vùng xa điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, việc xây dựng xã đạt chuẩn NTM ở nơi đây rất khó khăn. Ðể thực hiện xây dựng thôn (bản) NTM hiệu quả, các địa phương đã có những cách làm sáng tạo, cách tiếp cận phù hợp với tình hình thực tế với phương châm: có nhiều thôn, bản đạt chuẩn NTM thì sẽ có xã đạt chuẩn NTM.
Cán bộ, nhân dân xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) ra quân đổ bê-tông đường liên xã.
Học nhau làm thôn, bản kiểu mẫu
Chúng tôi về xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên khi xã này vừa xuất sắc giành giải nhất cuộc thi "Xã NTM đẹp" của tỉnh Nghệ An. Nằm ở trung tâm huyện, xã Hưng Tân có tổng diện tích tự nhiên 480 ha, trong đó diện tích canh tác nông nghiệp 267 ha. Toàn xã có 1.050 hộ với 4.000 nhân khẩu, nhưng trong những năm qua đã huy động gần 300 tỷ đồng xây dựng NTM. Bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Lai cho biết, khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Hưng Tân không phải là xã điểm, nhưng bằng sự quyết tâm cao của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân, xã đã hoàn thành xây dựng NTM vào năm 2014 và cũng là xã đầu tiên của huyện Hưng Nguyên, xã thứ hai của tỉnh Nghệ An được công nhận đạt chuẩn NTM. Xã Hưng Tân được coi là "mô hình nông thôn kiểu mẫu" là miền quê đáng sống khi có xóm làng bình yên, môi trường trong lành và thu nhập bình quân của hộ dân đạt gần 50 triệu đồng/người/năm. Xã không còn hộ nghèo, trong đó hộ khá giàu chiếm hơn 60%.
Câu chuyện thành công trong xây dựng NTM ở Hưng Tân là sự mở đầu tốt đẹp cho một mô hình NTM khá mới ở Nghệ An. Các địa phương đã có những cách làm sáng tạo, cách tiếp cận phù hợp tình hình thực tế của địa phương để xây dựng thôn, bản NTM đạt hiệu quả cao. Tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các huyện miền núi chưa có khả năng xây dựng xã NTM thì lựa chọn một số thôn, bản làm điểm xây dựng NTM để rút kinh nghiệm trước khi nhân ra diện rộng.
Việc ban hành Bộ tiêu chí và triển khai cho các xã thực hiện thôn (bản) đạt chuẩn NTM bước đầu đã phát huy hiệu quả, được nhân dân nhiệt tình tham gia hưởng ứng. Cụ thể là người dân đã tự giác thực hiện các nội dung công việc thuộc về nhân dân, tự bàn bạc, thống nhất và quyết định các nội dung công việc theo 15 tiêu chí và 39 chỉ tiêu mà UBND tỉnh đã ban hành. Qua đó đã giúp người dân chủ động phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thành lập các tổ nhóm liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như ở xã Kỳ Tân (huyện Tân Kỳ), xã Mường Nọc (huyện Quế Phong)... Nhiều địa phương đã làm tốt công tác xây dựng thôn, bản NTM và gắn với du lịch cộng đồng (homestay) giữ gìn bản sắc văn hóa bản làng như: xã Yên Khê (huyện Con Cuông), xã Châu Tiến (huyện Quỳ Châu)...
Qua ba năm thực hiện chương trình NTM thôn, bản trên địa bàn 11 huyện miền núi, toàn tỉnh Nghệ An đã có 667 thôn, bản được UBND các huyện công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 570 thôn, bản thuộc các xã miền núi khó khăn.
Phong trào xây dựng thôn, bản đạt chuẩn NTM cũng được tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện khá sớm. Từ năm 2014 tỉnh đã ban hành bộ tiêu chí và quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận thôn, bản đạt chuẩn NTM, gồm 14 tiêu chí để các thôn, bản rà soát, đánh giá thực trạng, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Sau 5 năm triển khai thực hiện, với cách tiếp cận sáng tạo và phù hợp, xây dựng NTM cấp thôn, bản ở xứ Thanh đã tạo được nền tảng, sự lan tỏa sâu rộng và đạt được những kết quả nổi trội cả về số lượng và chất lượng, không những giúp người dân thật sự phát huy vai trò chủ thể và chủ động hơn trong công việc của mình, giảm phụ thuộc, trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước, mà còn tạo ra khí thế thi đua sôi nổi giữa các gia đình, dòng họ, giữa các thôn, bản với nhau, và thu hút được sự quan tâm, đóng góp của con em xa quê.
Ðiều đáng ghi nhận là, qua phong trào xây dựng thôn, bản NTM, tư duy sản xuất hàng hóa của người dân được thay đổi; thu nhập của người dân từng bước được nâng lên, so với khi triển khai tăng 2,5 đến 3 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm tương ứng từ 4 đến 5 lần, điển hình có những thôn không còn hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người 45 đến 50 triệu đồng/năm.
Ðến khu dân cư mẫu, vườn mẫu
Kế thừa và phát triển các mô hình xây dựng NTM, tỉnh Hà Tĩnh tập trung xây dựng mô hình "Khu dân cư mẫu, vườn mẫu". Hà Tĩnh xác định chỉnh trang khu dân cư, xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu, phát triển kinh tế vườn là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho người dân, tạo cảnh quan môi trường khu dân cư xanh, sạch, đẹp, đáng sống.
Chủ tịch UBND xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh Nguyễn Sông Hàn cho biết: Năm 2013, Thạch Hạ là xã nằm trong tốp bảy xã đầu tiên về đích NTM. Sau khi có chủ trương của UBND tỉnh về thực hiện tiêu chí số 20 xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu, xã Thạch Hạ chọn thôn Liên Nhật làm điểm để triển khai thực hiện.
Ðến thăm thôn Liên Nhật, chúng tôi được chứng kiến một làng quê ven đô thật sự trù phú, văn minh, đường làng rộng rãi, phong quang, sạch đẹp. Ðược biết, trong những năm qua, thôn đã vận động nhân dân hiến 2.000 m2 đất để mở rộng đường làng, ngõ xóm. Thôn đầu tư gần năm tỷ đồng để xây dựng chỉnh trang kết cấu hạ tầng trong khu dân cư. Trong đó đã làm mới 2.650 m đường trục chính, đường ngõ thôn; xây dựng, cải tạo gần 4 km mương thoát nước thải; chỉnh trang nâng cấp nhà văn hóa thôn, xây dựng sân bóng đá, bóng chuyền, lắp đặt các thiết bị luyện tập thể thao, trồng mới 3.600 m hàng rào xanh... Cùng với việc xây dựng khu dân cư nông thôn xanh, sạch, đẹp, thôn Liên Nhật đã gương mẫu đi đầu trong phong trào cải tạo vườn tạp. Từ năm 2014 đến nay đã có 63 hộ dân đã phá bỏ tre, những cây có giá trị kinh tế thấp để chỉnh trang lại vườn hộ, sắp xếp cây trồng hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thôn đã xây dựng thành công sáu mô hình vườn mẫu cho thu nhập từ 60 đến 100 triệu đồng vườn/năm.
Phong trào xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu lan tỏa nhanh, đi vào chiều sâu, thiết thực, khẳng định tính tất yếu khách quan xây dựng NTM bền vững. Theo thống kê của Văn phòng Ðiều phối NTM Hà Tĩnh: Trong năm 2018, toàn tỉnh có 112 thôn đạt chuẩn và tính từ năm 2013 đến nay toàn tỉnh có 283 thôn đạt chuẩn. Tương tự, mô hình vườn mẫu cũng tăng nhanh về số lượng, tổ chức thực hiện khoa học và bài bản hơn, nhiều vườn không chỉ đạt hiệu quả kinh tế cao mà còn có cảnh quan đẹp, trong năm 2018 đã có 1.434 vườn đạt chuẩn, điển hình như các huyện Vũ Quang, Thạch Hà, Cẩm Xuyên... Lũy kế đến nay có 3.380 vườn mẫu đạt chuẩn.
Tại Hội nghị toàn quốc xây dựng NTM tại các thôn, bản khó khăn gắn với giảm nghèo bền vững được tổ chức tại tỉnh Ðiện Biên vào cuối tháng 7-2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Ðình Huệ biểu dương kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…, và yêu cầu từ nay tới năm 2020, triển khai trên phạm vi toàn quốc việc xây dựng thôn, bản, ấp NTM. Ðồng chí nhấn mạnh "Xây dựng NTM luôn phải có sức sống mới dựa vào tư duy mới, cách làm mới. Trong giai đoạn này sự chỉ đạo của Trung ương là quan trọng nhưng sự sáng tạo của người dân, cộng đồng là quyết định cho thành công của chương trình".
(Còn nữa)