Nóng sáng 17/7: Trung Quốc di chuyển giàn khoan vì rơi vào thế cô lập
Thứ bảy - 10/06/2017 05:59
Những ngày trước khi di chuyển giàn khoan, các tàu Trung Quốc bị động khi đối phó với phương án linh hoạt trong tiếp cận và tiến sâu vào giàn khoan của Việt Nam.
"Tôi cho rằng Trung Quốc di chuyển giàn khoan vì sức ép đấu tranh của các lực lượng chấp pháp của Việt Nam trên biển; trên nhiều mặt trận khác họ đều rơi vào thế bị động, cô lập", ông Hà Lê, Cục phó Cục Kiểm ngư trao đổi với báo chí chiều 16/7 sau việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 về khu vực đảo Hải Nam. |
Giàn khoan hạ đặt trái phép ở vùng biển Việt Nam đã được Trung Quốc di dời về phía đảo Hải Nam tối 15/7. Ảnh: Chinanews. |
Ông Lê cho biết, những ngày trước khi rút khỏi Hoàng Sa, các tàu Trung Quốc đã rất bị động khi đối phó với phương án linh hoạt trong tiếp cận và tiến sâu vào giàn khoan của các lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam. "Lực lượng Việt Nam đã gây sức ép cho phía Trung Quốc", ông Lê nói. Theo ông, các tàu kiểm ngư Việt Nam đã sử dụng biện pháp đấu tranh hòa bình. Các tàu Trung Quốc dù hành động hung hãn nhưng trên boong lại treo nhiều băng rôn viết bằng tiếng Việt có nội dung hòa bình, hữu nghị. Khi lực lượng kiểm ngư tiếp cận giàn khoan, tàu Trung Quốc vẫn hung hăng và liên tục thay đổi các phương hướng ngăn chặn, cho thấy họ lúng túng trong việc cản phá tàu Việt Nam.Bình luận về thông tin Trung Quốc rút giàn khoan sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ khai thác thăm dò, ông Hà Lê cho rằng còn có nguyên nhân khách quan nữa là có cơn bão mạnh Rammasun sắp qua Hoàng Sa và Trung Quốc đã mượn cớ này.
Giàn khoan trái phép đã ra khỏi vùng biển Việt Nam Ông Hà Lê cũng thông tin cho báo chí về việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về đảo Hải Nam sau 75 ngày hạ đặt trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam (từ ngày 2/5 đến ngày 15/7/2014). |
Sơ đồ thể hiện đường di chuyển của giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh: TTXVN (Đồ họa: H.Loan) |
Theo Cục Kiểm ngư, đến 20h ngày 15/7, giàn khoan trái phép của Trung Quốc có dấu hiệu dịch chuyển, phía Trung Quốc cũng bố trí các tàu theo đội hình để phục vụ công tác di chuyển giàn khoan. Tiếp đó vào 21h5 phút ngày 15/7, Trung Quốc đã chính thức di chuyển giàn khoan theo hướng bắc - tây bắc, tiến về phía đảo Hải Nam với vận tốc khoảng 4-4,5 hải lý/giờ, đồng thời bố trí ba lớp tàu bảo vệ quá trình di chuyển giàn khoan.Tuy nhiên, tới 6h sáng 16/7, Trung Quốc vẫn còn duy trì chín tàu tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 vừa rời đi. Đến trưa 16-7, tất cả tàu của Trung Quốc đã di chuyển hết. Hiện các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã và đang tiếp tục bám sát theo dõi.
Mỹ hoan nghênh Trung Quốc di dời giàn khoanWashington hoan nghênh việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về phía đảo Hải Nam, sau hơn hai tháng khoan thăm dò ở gần quần đảo Hoàng Sa và gây căng thẳng khu vực.Phát ngôn viên ngoại giao Mỹ Jen Psaki phát biểu trong cuộc họp báo hôm qua, rằng Mỹ mong muốn vấn đề được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
"Vụ việc giàn khoan cho thấy các bên cần làm rõ tuyên bố chủ quyền của mình theo luật quốc tế để có được nhận thức chung về cách hành xử và hành vi ở các khu vực tranh chấp", bà Psaki nói.Một bộ quy tắc về ứng xử Biển Đông, COC, nên được thiết lập và áp dụng cho các bên có tuyên bố chủ quyền ở khu vực này, bà nói. Mỹ ủng hộ các bên liên quan tự nguyện đóng băng các hoạt động có thể gây căng thẳng và khiêu khích.
theo PV (vtc,vn)
Nguồn tin: hatinhnews.com