Hà Tĩnh: Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú (29/04/2014)

Thứ bảy - 10/06/2017 04:38
Sáng ngày 29/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 - 1/5/2014).
Sáng ngày 29/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 - 1/5/2014).
 
 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn đại biểu Trung ương
chụp ảnh lưu niệm tại buổi lễ
 
 
Dự Lễ kỷ niệm có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Đại tướng Trần Đại Quang - Ủy viên BCT, Bộ trưởng Bộ Công an; các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam; các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; đại diện lãnh đạo các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Bắc Ninh; lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ, lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện thị Hà Tĩnh; các đồng chí lão thành cách mạng, lãnh đạo qua các thời kỳ cùng đông đảo bà con nhân dân Hà Tĩnh.

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã gửi lẵng hoa chúc mừng.

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã đọc diễn văn lễ mít tinh, ôn lại thân thế, sự nghiệp cách mạng vẻ vang của cố Tổng Bí thư Trần Phú - người học trò xuất sắc của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta.
 
 
 
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự buổi lễ
 

Tổng Bí thư Trần Phú sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước tại huyện Tuy An (Phú Yên), quê gốc ở xã Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh). Mặc dù mồ côi cả cha và mẹ từ lúc còn nhỏ, nhưng với nghị lực phi thường và được sự đùm bọc của người thân, họ hàng, làng xóm, đồng chí Trần Phú đã nỗ lực học tập, đỗ đầu kỳ thi Thành chung và sớm tham gia các tổ chức yêu nước. Sau khi kết nối được với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được học tập tại Trường Đại học Phương Đông, Trần Phú càng thêm tin tưởng vào con đường cách mạng của Lênin mà Nguyễn Ái Quốc đã chọn. Tại Hội nghị BCH TW tháng 10/1930, Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Trên cương vị mới, đồng chí đã chủ trì khởi thảo và cùng BCH TW cụ thể hóa Luận cương chính trị 1930, kịp thời đề ra những chủ trương thích hợp, từng bước đưa phong trào cách mạng tiến lên.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của cao trào cách mạng và uy tín của Đảng Cộng sản ngày càng được khẳng định, thực dân Pháp đã ráo riết truy lùng người Tổng Bí thư tài năng, trẻ tuổi. Ngày 18/4/1931, Trần Phú bị địch bắt, bị kẻ thù tra tấn dã man, nhưng với chí khí cách mạng kiên cường, lòng kiên trung sắt son với Đảng, ông đã bình tĩnh, hiên ngang trước kẻ thù. Do bị tra tấn cực hình, Trần Phú lâm bệnh nặng và đã trút hơi thở cuối cùng tại Nhà thương Chợ Quán (Sài Gòn) vào ngày 6/9/1931, khi mới 27 tuổi. Câu nói "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” trước lúc hy sinh của Tổng Bí thư Trần Phú đã trở thành phương châm, lý tưởng sống, ý chí quyết tâm phấn đấu, cống hiến của các thế hệ tuổi trẻ Việt Nam.
 
 
 
Văn nghệ chào mừng tại buổi lễ 
 

Đồng chí Trần Phú đã hy sinh cách đây 83 năm, nhưng tinh thần yêu nước nồng nàn, tình yêu quê hương đất nước sâu nặng, niềm tin tưởng, lạc quan cách mạng và lời nhắn nhủ đầy nghĩa khí: "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” không bao giờ nhạt phai trong trái tim của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Những cống hiến to lớn và sự hy sinh anh dũng của đồng chí Trần Phú là biểu hiện sinh động của Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Đồng chí Trần Phú đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta những di sản vô cùng quý báu., trở thành tấm gương sang ngời cho mọi thế hệ hôm nay và mai sau noi theo.
 
 
Nguồn HẠNH NGUYÊN (Đại đoàn kết )

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây