"Chỉ mới 2 tuần mà gần trăm héc ta rừng quanh đập sông Tiêm đã bị chặt phá. Đập sông Tiêm có ý nghĩa rất quan trọng, là nguồn nước tưới tiêu cho hàng trăm héc ta ruộng của người dân nơi đây, nếu tình trạng chiếm đất phá rừng cứ tiếp tục diễn ra với tốc độ như thế này, chẳng bao lâu nữa đập Sông Tiêm sẽ thiếu nước. Đến khi đó không biết sẽ có những hệ lụy gì sẽ kéo theo" – một người dân sống gần đó dẫn đường cho chúng tôi cho biết.
Có mặt tại tiểu khu 229 và 236, chúng tôi thật sự choáng ngợp trước cảnh tượng hàng chục héc ta rừng bị đốn hạ, đốt trụi.
Ông Nguyễn Hữu Thinh – Phó Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tiêm - cho biết: "Đầu tháng 8/2013, chúng tôi phát hiện sự việc người dân tự ý lên chặt phá, lấn chiếm đất rừng (thuộc đối tượng rừng 1C) và đất lâm nghiệp trái phép. Chúng tôi đã phối hợp với các lực lượng tiến hành các biện pháp để ngăn chặn. Đến thời điểm này, chúng tôi đã xác định được gần 40 hộ dân ở các xã Gia Phố, Hương Vĩnh lên phá rừng, chiếm đất với tổng diện tích lên tới 75 héc ta".
"Hiện chúng tôi đang triển khai lực lượng xác định lại vùng trọng điểm, phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương kiểm tra, rà soát, xác định đúng diện tích, đối tượng vi phạm, lập hồ sơ xử lý".
Điều đáng buồn là có một số cán bộ trong Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tiêm cũng tham gia vào việc phá rừng, chiếm đất trong đó có cả ông Nguyễn Tất Hảo – Trưởng ban Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tiêm.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Sỹ Lương - Hạt trưởng hạt Kiểm Lâm huyện Hương Khê cho biết, nguyên nhân dẫn tới việc tranh chấp phá rừng là do công tác tuyên truyền còn hạn chế, mặt khác trong quá trình giao đất, giao rừng còn nhiều bất cập, thiếu minh bạch.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn