Hà Tĩnh: Báo chí thường đi sau...

Thứ bảy - 10/06/2017 12:04
Ngày 14/4, tại Trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Tĩnh (số 2, đường Nguyễn Thiếp, TP Hà Tĩnh) đã diễn ra buổi Tọa đàm “Sự tham gia của Báo chí và các tổ chức xã hội vào quy trình xây dựng và giám sát thực thi chính sách tại Hà Tĩnh”.
Buổi tọa đàm do Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Tĩnh phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Truyền thông và phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức. Tham dự buổi tòa đàm có đại diện của một số các cơ quan nhà nước ở Hà Tĩnh như Văn phòng UBND  Tỉnh, Sở Thông tin truyền thông…, đại diện các Tổ chức xã hội và nhiều phóng viên các báo trên địa bàn.

Buổi tọa đàm đã diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến trình bày, đóng góp về vai trò và sự tham gia của Báo chí cũng như các Tổ chức xã hội trong quá trình xây dựng và thực thi các chính sách tại Hà Tĩnh nói riêng và trên cả nước nói chung.

   
  Quang cảnh buổi tọa đàm  

Trong phần đầu của buổi tọa đàm, các đại biểu tham dự được chia thành ba nhóm nhỏ gồm: nhóm Báo chí, nhóm Tổ chức xã hội và nhóm Cơ quan nhà nước… Các nhóm đã tiến hành thảo luận riêng về những vấn đề liên quan đến sự tham gia của mình đối với quy trình xây dựng và giám sát thực thi chính sách tại Hà Tĩnh. Sau đó, các nhóm có cuộc thảo luận chung và đi đến một số điểm thống nhất.

Một vấn đề được quan tâm nhất trong buổi tọa đàm này là sự tham gia của Báo chí trong quá trình đưa ra Dự thảo lấy ý kiến trước khi ban hành và thực thi các chính sách. Hầu hết các nhà báo và phóng viên có mặt tại buổi tọa đàm đều cho rằng, trong các buổi họp Dự thảo bàn luận để lấy ý kiến trước khi đưa ra các chính sách, thì hầu như phóng viên các báo không được mời tham dự và tham gia lấy ý kiến, có chăng thì chỉ là báo, đài địa phương được mời tham gia đưa tin. Chỉ đến khi các chính sách được ban hành thì khi đó mới bắt đầu có sự vào cuộc của báo chí. 

“Nếu như không thể mời phóng viên của hầu hết các báo  tham dự được thì có thể mời nhóm phóng viên các báo có liên quan đến những chính sách đó để tham gia lấy ý kiến” – nhà báo Nguyễn Ngọc Vượng – PV báo Lao động xã hội nêu đề xuất.

Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, thực tế có một số các Dự thảo chính sách được đưa ra, nhờ có sự tham gia phản biện của báo chí nên được điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thực tế hơn trước khi được ban hành chính thức.

Tuy nhiên, các ý kiến đều thống nhất, hiện nay ở Hà Tĩnh báo chí thường đi sau, chỉ tham gia tuyên truyền và phản biện sau khi các chính sách đã được ban hành và thực thi.

   
  Nhiều ý kiến, đề xuất được các đại biểu nêu ra tại buổi tọa đàm này.  

Dù đại diện của văn phòng UBND Tỉnh cho rằng tỉnh Hà Tĩnh hiện nay đã thực hiện nhiều cuộc giao ban báo chí, đã chủ động trong việc cung cấp thông tin tới các cơ quan báo chí . Tuy nhiên, nhà báo Nguyễn Đình Thông (báo Nông thôn Ngày nay) cho rằng, việc tiếp cận thông tin ở Hà Tĩnh còn rất nhiều hạn chế. Nhất là việc để tiếp cận và gặp được một số lãnh đạo có trách nhiệm, có tiếng nói về những vấn đề mà báo chí nêu ra thực sự là một khó khăn đối với không ít phóng viên. 

Lấy ví dụ trong vụ việc sập giàn giáo tại Khu kinh tế Vũng Áng thời quan vừa qua, Hà Tĩnh đã khá chủ động và nhanh chóng cung cấp thông tin cho báo chí, từ đó các thông tin chính thống kịp thời được đưa, góp phần thông tin chính xác và định hướng dư luận. 

Qua đây nhà báo Nguyễn Đình Thông cũng mong rằng Hà Tĩnh sẽ ngày càng chủ động hơn nữa trong việc cung cấp thông tin cho báo chí, đặc biệt là các cơ quan báo chí thường trú trên địa bàn tỉnh nhà. Từ đó sẽ góp phần để báo chí tham gia tốt hơn trong quá trình xây dựng và thực thi các chính sách tại địa phương.

Theo Mai Nguyễn Tầm nhìn

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây