Hà Tĩnh: Ai “chống lưng” cho di tích chưa được xếp hạng, xây dựng không phép hoạt động?

Thứ bảy - 10/06/2017 11:25
Sử dụng đất sai mục đích, xây dựng không phép, di tích chưa được công nhận di tích văn hóa, lịch sử hay danh lam thắng cảnh… nhưng Đền Cả (phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn hoạt động với tấm biển “quảng cáo” Thờ quan Hoàng Mười khiến người dân và khách thập phương bức xúc.


Di tích đền Cả tồn tại nhiều sai phạm.


Ông Phạm Quang Hồng (còn gọi là cậu Hồng), thủ nhang kiêm chủ đầu tư đền Cả cho biết, đền được khởi công ngày 21/7 năm Giáp Ngọ (tức ngày 16/8/2014) và khánh thành sau 100 ngày (tức ngày 01/10 âm lịch).

Nói về giấy phép xây dựng khu đền, ông Hồng nói “thủ tục và nguồn gốc ngôi đền các anh lên phường và thị xã Hồng Lĩnh mà hỏi. Từ một bãi đất không tôi xây dựng lên đấy. Các hạng mục chính của đền là Nhà thờ - trung - thượng – hạ điện, nhà thủ nhang, nhà khách, cổng tam quan được xây dựng do guồn vốn xây dựng xã hội hóa, tạm ứng trước bỏ tiền ra xây dựng, sau đó đi xin. Tôi thay mặt phường đứng điều hành quản lý”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, không những ngôi đền này chưa có giấy phép xây dựng mà còn chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận di tích lịch sử văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, những người quản lý vẫn treo biểu hiệu di tích Đền Cả, Thờ Quan Hoàng Mười…

Ông Nguyễn Duy Đăng, Chủ tịch UBND phường Trung Lương cho biết, đền Cả còn được gọi là Đền Voi Mẹp, ở tổ dân phố Hầu Đền, phường Trung Lương, TX. Hồng Lĩnh, vốn chỉ còn phế tích của cổng tam quan.

Ông Đăng nói, khu vực làm đền nguồn gốc đất do phường Trung Lương quản lý, năm 2006, đất giao cho gia đình ông Nguyễn Ngọc Chương quản lý đất hoang hóa. Đến giữa năm 2014 thì thực hiện trùng tu tôn tạo ngôi đền, đến giữa tháng 12/2014 thì hoàn thành cơ bản và đưa vào sử dụng. Kinh phí xây dựng do ông Phạm Quang Hồng đứng ra phát động.

Ông Đặng cũng thừa nhận, “hai vấn đề vướng mà phường chưa làm được, là mới đền bù hoa màu trên đất cho hộ ông Chương, chứ chưa đền bù, giải phóng mặt bằng, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa được công nhận di tích lịch sử”.


Dãy ki-ốt dịch vụ được xây dựng trước cổng đền.


Mặc dù đền được xây dựng trên đất chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng, di tích chưa được công nhân di tích hay danh thắng nhưng ngay cửa vào, một số ki-ốt khang trang được xây dựng làm dịch vụ cho khách thập phương đã được xây dựng. Theo tìm hiểu, mỗi ký ốt được thuê với giá 100 triệu trong vòng 15 năm. Điều khó hiểu là trong văn bản cho thuê ki-ốt lại có chữ ký xác nhận của Chủ tịch UBND phường Trung Lương!

Sử dụng đất sai mục đích, xây dựng không phép, di tích chưa được công nhận di tích văn hóa, lịch sử hay danh lam thắng cảnh… nhưng những người quản lý Đền Cả vẫn để Đền hoạt động dưới tấm biển “quảng cáo” Thờ quan Hoàng Mười khiến du khách thập phương và người dân địa phương không khỏi bức xúc, lo lắng.

Báo Đời sống & Tiêu dùng tiếp tục thông tin về vụ việc này.


Theo Trí Thức Đời sống & Tiêu dùng

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây