Lễ Vinh danh Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Thứ năm - 06/07/2017 01:21
Tối 31/1, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP. Vinh, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh tổ chức lễ Vinh danh Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Nghệ An và Hà Tĩnh đón nhận Bằng công nhận Dân ca Ví, Giặm là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

 

Tối 31/1, tại Quảng trường Hồ Chí Minh TP. Vinh, tỉnh Nghệ An, buổi lễ Vinh danh Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được chính thức diễn ra. Đây là hoạt động do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh cùng tổ chức.

 

Tại đây, ngoài việc vinh danh còn có chương trình biểu diễn nghệ thuật với chủ đề “Về miền Ví, Giặm” nhằm mang đến cho khán giả cái nhìn rõ nét, có cơ hội hiểu rõ hơn về loại hình nghệ thuật độc đáo này.

 

 

 

Nhiều tiết mục nghệ thuật Dân ca Ví, Giặm được thể hiện một cách công phu và hoành tráng với hơn 600 nghệ sỹ, diễn viên tham gia.

 

Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Sinh Hùng – Ủy viên BCH TƯ đảng- Chủ tịch Quốc hội, bà Tòng Thị Phóng – Phó chủ tịch Quốc hội, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc – Phó Phó thủ tướng Chính phủ, đồng chí Uông Chu Lưu – Phó chủ tịch Quốc hội, đồng chí Võ Đức Đam – Phó Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm – Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan trung ương, bà Katherine Muller-Marin - trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Bình – Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh, ông Hồ Đức Phước – Bí thư tỉnh ủy Nghệ An, ông Vỗ Kim Cự - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Nguyễn Xuân Đường – Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng các đồng chí lãnh đạo địa phương 2 tỉnh và đông đảo quần chúng nhân dân.

 

Trong buổi lễ ông Nguyễn Xuân Đường – Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu: Hà Tĩnh, Nghệ An tiếp tục phát huy những giá trị quý báu đời trước để lại. Dân ca Ví, Giặm tiếp tục là hành trang tinh thần của Nghệ Tĩnh nói riêng và đất nước nói chung.

 

Hai tấm bằng công nhận Dân ca Ví, Giặm đã được trao đến tận tay chính quyền địa phương hai tỉnh cũng như là các nghệ nhân.

 

Đại diện cho UNESCO, bà Katherine Muller-Marin, trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam phát biểu: Dân ca Ví, Giặm là di sản văn hóa phi vật thể thứ 9 được nhân loại công nhận của Việt Nam. Thay mặt UNESCO chúc mừng Trung ương đến địa phương, đặc biệt là hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Bà cho rằng Dân ca Ví, Giặm đó là đời sống tinh thần của địa phương, là một ví dụ sống động, và nó rất đặc biệt bởi được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Những câu hát Dân ca Ví, Giặm giúp giảm đi những nỗi cức nhọc trong lao động, thể hiện tình yêu đôi lứa… Bà cũng hoan nghênh chính quyền địa phương nên đưa vào dạy trong trường học, nó cần được bảo tồn. Bà muốn Việt Nam hãy cùng tôi quảng bá cho kho báu này. Dân ca Ví, Giặm cũng chính là làn điệu mà trước lúc Người đi xa ước mong được nghe.

 

Ông Hoàng Tuấn Anh – Bộ trưởng bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho rằng: Chúng ta cần tăng cường giới thiệu, truyền bá. Nâng cao giáo dục và phát huy những truyền thống cha ông để lại. Đưa Dân ca Ví, Giặm vào đào tạo trung ương, đặc biệt hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Bên cạnh đó UBND hai tỉnh cũng cần hoàn thiện hồ sơ để phong tặng NSND, NSUT để có những đãi ngộ phù hợp.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng xin được chia sẽ niềm tự hào với các nghệ nhân. Dân ca Ví, Giặm là kết tinh từ đời sống, nó mộc mạc mà ý nhị, dung dị mà thật thà… Ông cho rằng trước đây biết đến Nghệ Tĩnh là một vùng đất nghèo nhưng đang ngày càng thay da đổi thịt. Chúng ta phải biết trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn đối với các nghệ nhân đã có đóng góp lớn vào kho tàng văn hóa nhân loại. Bác Hồ muốn nghe câu hò Ví, Giặm trước lúc đi xa, càng yêu quê hương đất nước lại càng yêu những khúc hát dân ca. Ông muốn để văn hóa Việt Nam hòa với văn minh nhân loại, để văn hiến Việt Nam được lưu truyền muôn thửa.

 

Để biết ơn sâu sắc đến các ban ngành đã quan tâm giúp đỡ, tiếp thu những lời phát biểu của các vị lãnh đạo, đồng chí Nguyễn Thanh Bình – Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh hứa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sẽ nỗ lực phát huy những trường tồn mà những thế hệ đi trước đã để lại.

 

Bằng những câu hát Dân ca Ví, Giặm mộc mạc, chân chất, tại lễ vinh danh các nghệ sĩ, các câu lạc bộ đã mang đến những làn điệu, khúc hát cho người nghe cảm nhận được sâu sắc hơn giá trị văn hóa tinh thần, nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đậm cái chân chất thôn quê của con người Nghệ Tĩnh.

 

Dân ca Ví, Giặm là hai lối hát dân ca không nhạc đệm, và được mọi người thể hiện trong lao động sản xuất và đời sống thường nhật: lúc ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền, lúc quay tơ, dệt vải, đi củi, trèo non. Ấy vậy lên các điệu hát cũng được được gọi tên theo hoạt động như Ví phường vải, Ví đưa đò, Giặm kể, Giặm vè… đây không chỉ là món ăn trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh mà còn là một nét nghệ thuật đặc trưng để biểu đạt những tâm tư, tình cảm, là sợi dây gắn kết con người lại với nhau.

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản tinh thần vô giá, đã thấm sâu vào tâm hồn, trí tuệ, đời sống của người dân hai tỉnh miền Trung này.
 
Chính việc biết trân trọng nghệ thuật văn hóa truyền thống nên Dân ca Ví, Giặm ngày càng được quan tâm đầu tư cả về chuyên môn và vật chất, từ đó tạo nên sự tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì thế mà các câu lạc bộ có sức sống bền bỉ, ngày càng được nhân dân yêu thích, đây là hạt nhân nòng cốt để lưu giữ và phát huy Dân ca Ví, Giặm. Bên cạnh đó, hằng năm hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đều tổ chức tập huấn các câu lạc bộ nhằm trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, trau dồi làm phong phú thêm.
 
Chính nhưng giá trị văn hóa vô cùng to lớn như vậy nên Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được tổ chức Giáo dục, Khoa học & Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong phiên họp ngày 27/1/2014 tại Paris, Pháp. Việc được UNESCO ghi danh cho thấy loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca đặc biệt này được thế giới đánh giá cao, hơn nữa đây sẽ là động lực để cho địa phương cũng như cộng đồng có trách nhiệm hơn trong việc gìn giữ và truyền dạy cho thế hệ trẻ biết phát huy, bảo tồn một di sản văn hóa phi vật thể.
Theo Diễm Phước - Doãn Đạt Dantin.vn

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây