Đền thờ Mai Hắc Đế ở xã Mai Phụ.
Có thể bạn quan tâm
Cụm công trình đền thờ Mai Hắc Đế được quy hoạch ngay trên nền cũ ở làng Mai Lâm với tổng diện tích hơn 7.000m 2 , trong đó diện tích xây dựng gần 1.000m 2 với các hạng mục: nghi môn, tả vu, hữu vu, tiền tế, khu đền chính, nhà thủ từ, cổng phụ, tường bao, hệ thống sân vườn cảnh quan, một số công trình hạ tầng kỹ thuật khác...
Ngoài ra, cũng trong dịp này, huyện Lộc Hà sẽ đầu tư xây dựng quảng trường Mai Hắc Đế và khu trung tâm hành chính - văn hóa - du lịch huyện Lộc Hà có tổng diện tích 18 ha với kích thước đường mặt bờ biển 180m, chiều sâu từ bờ biển vào phía núi Bằng Sơn là 1.000m; trong đó diện tích quảng trường Mai Hắc Đế hơn 4,5 ha; tượng đài Mai Hắc Đế đúc bằng đồng liền khối cao 10,8m, phía trước có bài trí lư hương bằng đá tự nhiên, đế vuông chân tượng đồng bằng bệ bê tông cốt thép cao gần 1,5m…
Tổng mức đầu tư các công trình dự kiến hơn 105 tỉ đồng, trong đó phần tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đền thờ hơn 52 tỉ và dự kiến hoàn thành trong thời gian 1 năm.
Tại buổi lễ, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam cũng trao quyết định công nhận cây di tích lịch sử văn hóa Việt Nam đối với 2 cây đa cổ thụ trước cổng đền vua Mai.
Người dân làm lễ tế vua Mai.
Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan, sinh vào khoảng cuối thế kỷ 7, tại thôn Ngọc Trừng, Hoan Châu, nay thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An. Theo "Việt điện u linh", cha Mai Thúc Loan là Mai Hoàn, mẹ là Mai An Hòa nguyên gốc Thạch Hà (nay là xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), lưu lạc sang vùng Nam Đàn.
Khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo nổ ra tại Rú Đụn (Nghệ An) vào năm Khai Nguyên thứ nhất đời vua Đường Huyền Tông ở Trung Hoa, tức năm Quý Sửu (713).
Tháng 4 năm 713, Mai Thúc Loan lên ngôi vua, sử gọi ông là Mai Hắc Đế. Ông cho xây thành lũy, lập kinh đô Vạn An (thuộc xã Vân Diên và thị trấn Nam Đàn hiện nay), tích cực rèn tập tướng sĩ. Cuộc nổi dậy của ông được hưởng ứng rộng rãi ở trong nước và có cả sự liên kết với Lâm Ấp và Chân Lạp.
Năm Giáp Dần (714), Mai Hắc Đế tiến binh đánh thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Thái thú nhà Đường là Quang Sở Khách cùng đám thuộc hạ không chống cự lại được, phải bỏ thành chạy về nước. Lực lượng Mai Hắc Đế lúc đó lên tới chục vạn quân.
Nhà Đường bèn huy động 10 vạn quân do tướng Dương Tư Húc và Quang Sở Khách sang đàn áp. Mai Hắc Đế thất trận, thành Vạn An thất thủ, nghĩa quân tan vỡ. Không đương nổi đội quân xâm lược, Mai Hắc Đế phải rút vào rừng, sau bị ốm rồi mất.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn