Hà Tĩnh: Nhen thêm hơi ấm tình người

Thứ ba - 04/07/2017 10:11
(hatinhnews) - Lặng thầm công việc hàng ngày, chăm sóc và nuôi dưỡng những người có công với nước, những mảnh đời bất hạnh éo le, cán bộ nhân viên Trung tâm bảo trợ Hà Tĩnh đã trở thành những người con hiếu thảo làm trọn bao điều xã hội giao phó. Vì tình thương họ chẳng quản gian nan vất vả, vì tình thượng họ rèn cho mình đức tính nhẫn nhịn hàng ngày.

Tuy cuộc gặp không hẹn trước nhưng diễn ra khá suôn sẻ, chẳng đợi khách phiền thời gian chờ đợi nhiều, Giám đốc Trần Quang Trợ “vào đề” ngay với những nội dung mà tôi cần. Anh Trợ tâm sự thành thật rằng: “Chúng tôi làm dâu của nhiều đối tượng với nhiều hoàn cảnh lịch sử khác nhau, cá tính khác nhau. Sự nóng lạnh trong tư tưởng hàng ngày diễn ra như sóng ngoài biển buộc mình phải biết chèo chống. Kinh nghiệm đã nhiều gian khổ đã trải giúp cho chúng tôi biết thế nào là hai chữ hiếu trung”.

Nhà điều dưỡng trong Trung tâm

Trung tâm bảo trợ xã hội Hà Tĩnh thành lập vào ngày 8/9/1999, tính đi nhẩm lại đã 13 năm trôi qua. Ngày ấy nơi này là cồn cát bạc trống trênh, đêm đêm sau mỗi trận mưa rào tạnh chỉ thấy ma trơi và đom đóm lập lòe. Người đến nghỉ dưỡng cũng buồn, người phục vụ lại càng buồn hơn. Bởi họ phải chống chọi với bao nhiêu những vất vả khó khăn “tầng tầng lớp lớp”. Chuyện ăn chuyện ngủ, chuyện chữa bệnh cho người già cả tàn tật lúc trái gió trở trời, thoạt nghe tưởng ai cũng có thể đảm trách được nhưng vào cuộc đâu phải dễ. Chính vì thế khi chưa vào cổng trung tâm tôi đã hiểu vài nét phác thảo tại ngôi nhà cộng đồng này.

Trung tậm được phân thành 3 nhóm. Nhóm 1 chăm sóc nuôi dưỡng người cao tuổi là những người có công với cách mạng như: mẹ liệt sĩ, vợ liệt sĩ, thương binh, bệnh binh. Nhóm thứ 2 những đối tượng lang thang cơ nhỡ, không nơi nương tựa. Nhóm 3 đối tượng tự nguyện nộp kinh phí để sống nhờ cộng đồng không cần sự phiền toái con cái phụng dưỡng mình. Trong 3 đối tuợng nhóm nào cũng thuộc diện khó tính, sự khó tính được thể hiện trên đa lĩnh vực.

Người hay công thần kể công quá khứ mỗi khi nhân viên phục vụ trái với ý mình, ngược lại có người lại hay tự ty nhắc nhớ một tý là mặc cả đòi bỏ về quê. Có người lại thích sống theo kiểu lập dị khi cả phòng ngủ thìg họ thức khi cả phòng thức thì họ ngủ. Nết âưn nết ở chẳng ai giống ai. Chính vì thế những nữ nhân viên phục vụ ở đây phải rèn cho mình đức “cô Tấm ngồi nhặt thóc”.

Nhân viên nhà bếp chế biến thức ăn

Suốt 13 năm ấy, một quãng thời gian chưa dài ấy, trung tâm đã nếm trải được những cay đắng, ngọt bùi. Vượt lên những “tiếng bấc tiếng chì”, những khiếm khuyết không phải là không có trong quá trình làm việc, để “cây càng bền gốc lòng càng vững tin lòng”. 13 năm đi qua, đơn vị đã khẳng định được thành quả của mình với những con số trung thực và đáng tự hào. Tiếp nhận quản lý và chăm sóc 94 đối tượng, 26 đối tượng người có công, 30 đối tượng tự nguyện, 38 đối tượng xã hội. Nhận điều dưỡng 226 đoàn của 12 huyện thị xã với tổng số 18.157 lượt, 87 lượt bà mẹ VNAH, 1200 cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, 10. 267 lượt thương binh từ hạng 1 đến hạng 4, 2439 lượt bệnh binh, 638 lượt đối tượng những người bị nhiễm chất độc hóa học, 3152 lượt thân nhân liệt sĩ và 295 lượt đối tượng có công khác.

Đó không phải là những con số rối rắm và nhàm chán. Hãy tự tin vào những con số này để hiểu sâu thêm ngoài công sức phục vụ trực tiếp của người trong cuộc là chính sách ưu việt của chế độ, chính sách đạo nghĩa và hé mở thêm khi một xã hội văn minh phát triển thì những đối tượng này sẽ không trống vắng cô đơn.

Trong buổi làm việc chiều hôm nay, tôi có dịp được thả bộ trong khuôn viên của Trung tâm bảo trợ chẳng thể ngờ trung tâm bây giờ lại đổi thay nhanh chóng đến thế. Với 6 dãy nhà nuôi dưỡng 2 tầng được thiết kế kiến trúc theo kiểu biệt thự vườn. Từ lối ngang dãy dọc ngôi nhà nào cũng trùm bóng cây xanh mát rượi.. Khi cây càng cao càng lớn, những khu nhà vườn này được hít thở một không khí trong lành của ánh nắng ban mai với tiếng chim thánh thót. Ngoài ra, các công trình phụ trợ khác như: nhà ăn, nhà dưỡng sinh môi trường, phòng đọc sách báo, phòng phục hồi chức năng tất cả đều được kết nối nhau qua hệ thống nhà cầu trong diện tích gần 20 ngàn m2.

Trung tâm có cả bàn bi-a cho các cụ giải trí

Khi tuổi càng cao sức càng yếu điều đó không có gì lạ, nhưng để tuổi già sống vui sống khỏe, trung tâm phải xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn và phong phú nhằm thu hút được mọi người. Tôi tiếp xúc trò chuyện nhiều người, người ở lâu năm cũng như đối tượng vừa xuống xe xách hành lý tới đây an dưởng. Họ đều có chung một nỗi niềm rằng: Vào trung tâm được ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn, nếu đau ốm đột xuất được phát hiện và chữa trị kịp thời. Rồi được vui được hát được trò chuyện, kết bạn già tâm sự với nhau rôm rả. Sự thật ước nguyện ấy người nào cũng được tận hưởng.

Một nhân viên phục vụ ở trung tâm vừa đưa tay chỉ vừa nói với tôi: “Anh xem, hai cụ già này đều là thương binh về điều dưỡng đấy”. Cả hai cụ chân đều ở tư thế vận động phải dùng nạng gỗ, thế nhưng không có chiều nào các cụ không chơi bi-a. Bàn bi-a các cụ chơi cũng vây kín các cụ cao niên đến xem và cổ động viên nhiệt tình. Mỗi lần chiếc gậy chọc được quả bi-a rơi vào lỗ là các cụ phấn khởi reo ầm lên. Một số cụ biết chơi tổ tôm và cờ tướng lại đam mê hơn cả dàn bi-a. Nhấm nháp ngụm trà hay rít một hơi thuốc khoan khoái rồi nẩy ra những nét độc đáo trong cuộc chơi gây thêm niềm phấn khích và trí nhớ dường như được phục hồi lại.

Trung tâm thường xuyên tổ chức họat động vui chơi giải trí làm cho các cụ phấn chấn tinh thần hơn, hầu hết không có cụ nào muốn xa rời trung tâm. Đặc biệt ở đây cụ nào cũng thích đọc thơ thích làm thơ, thích hát dân ca và những bài ca một thời tuổi trẻ mà mình đã từng hát. Chả thế tối nào có đoàn mới về, các cụ đều tập trung tề tựu đông đủ. Đêm văn nghệ nào cũng hào hứng tham gia, cuộc vui có lúc kéo dài tới khuya. Theo cán bộ quản lý phòng chăm sóc đơn vị cho biết: “Thời gian vừa qua, đơn vị đã thực hiện đầy đủ theo đúng chế độ của nhà nước, trợ cấp 830.000 đồng/tháng trong đó cơ cấu tiền ăn 600.000 đồng/tnáng. Còn lại tiền nhu yếu phẩm và các sinh hoạt khác. Thường xuyên kiểm tra, thăm, khám sức khoẻ cho các đối tượng, đưa các đối tượng đi kiểm tra sức khỏe định kỳ tại tại Bệnh viện đa khoa tỉnh 12 đợt, với tổng số 147 lượt người, chuyển bệnh viện tuyến trên theo dõi và điều trị 6 người, điều trị ngoại trú 18 lượt người, điều trị cấp thuốc tại trung tâm 984 luợt người.

Tôi biết trong hoàn cảnh đất nước và địa phương hiện nay đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế, giá cả thị trường tăng cao nhưng định mức kinh phí nuôi dưỡng thấp do vậy buộc người nội trợ làm sao trang trải đầy đủ chất dinh dưởng và hợp khẩu vị với người ăn là một bài toán khó. Nhưng điều đáng mừng bằng việc xây dựng nội dung chương trình , dự toán chi tiết các khoản chi đúng và công khai cho đối tượng biết để kiểm tra giám sát thực hiện. Trung tâm vẫn đảm bảo tốt chế độ ăn uống, đặc biệt là khâu vệ sinh an toàn thực phẩm. Được hàng ngày chăm sóc chu đáo, không ai cảm thấy mình cô đơn khi trong lòng mình được truyền thêm hơi ấm ngọn lửa tình thương hàng ngày như thế.

Theo Báo Hà Tĩnh

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây