(Hatinhnews) - Bước sang tuổi 85, cụ Mai Trọng Điệp ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê khiến nhiều người cảm động vì câu chuyện tình yêu dành cho người phụ nữ kém mình phân nửa tuổi đời.Hai người đã vượt qua mọi rào cản để quyết định đính hôn.
Tình yêu với người phụ nữ tha hương
Trong cái nắng phả gắt của miền Trung, chúng tôi ngược đường lên xóm 6, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Phúc Trạch nổi tiếng bởi hương bưởi, hương trầm, nhưng những ngày này, chuyện giá cả của bưởi, trầm như lẳng xuống để nhường chỗ cho câu chuyện tình cảm động giữa cụ Điệp và người phụ nữ kém mình đến nửa cuộc đời. Những người dân quê chất phác bàn tán xông xao,dường như không tin nổi vào sức mạnh về câu chuyện tình đũa lệch.
Đóng vai những người đi mua cây gió trầm, chúng tôi tìm đến nhà cụ. Trong ngôi nhà xây cấp bốn khang trang vừa mới khánh thành, chỉthấy bóng một người phụ nữ đang tất bật chuẩn bị cơm trưa. Hỏi thăm, chị không ngần ngại cho biết là “vợ sắp cưới” của cụ Điệp, còn đức lang quân của chị đang đi ăn giỗ ở nhà người thân trong làng.
Khoảng 15 phút sau, cụ Điệp chạy xe máy về nhà. Xuống xe, cụ Điệp đã bước đi thoăn thoắt.Thân hình rắn rỏi, cường tráng, giọng nói ấm áp, khỏe khoắn - cụông 85tuổi sôi nổi sức sống như một cây gió trầm bật lên giữ vùngđất cằn miền Trung.
Niềm hạnh phúccuốiđời của đôi bạn đời Mai Trọng Điệp (85 tuổi)và Cao Thị Thủy (49 tuổi) dành cho nhau (ảnh: Huy Thái).
Sau cái bắt tay ấm áp, nghĩa tình cụ Điệp mời chúng tôi vào nhà. Cứ ngỡ cụ sẽ ngại nói về câu chuyện tình cảm của mình khi đã ở độ tuổi này nhưng lo ngại của chúng tôi nhanh chóng được loại bỏ. Biết được dụng ý viết bài về câu chuyện tìnhhiếm cócủa mình, cụ Điệp vui sướng.Cụ hồ hởi hẳn, dù thoáng đỏ mặt.
“Có chi mô. Là con người, không kể già, trẻ, còn sống được là còn tình yêu thương. Ai nói tình yêu chỉ dành cho tuổi trẻ là sai bét. Những người già nhưchúng tôicàng cần đến với nhau.Tình yêu khiến chúng tôi quên đi tuổi già, xua tan bệnh tật” - cụ Điệp bắt đầu say sưa kể về câu chuyện tình của mình với người phụ nữ sắp tròn 50 tuổi.
Cụ kể cảnh nhà, vợ không may mắc bệnh,quađờinăm 2008. Cụ có hai người con, đều đã nghề nghiệp ổn định, lập gia đình, sinh con, đẻ cái. Con cháu làm nhà ở xa, ngày nối ngày, cụ Điệp một mìnhvò võ, thui thủi hếtđira lại đi vào. Nhớ đến người vợ quá cố, cụcũng khắc khoải mongmột bàntay phụ nữ chăm sóc, bầu bạnsớm hôm. Mối nhân duyên đến vớicụĐiệp hếtsức tình cờ…
Một ngày cuối năm 2010 trong lần đi ăn giỗ ở nhà hàng xóm,cụ Điệp bịđám thanh niêntrêu đùa,gán ghépchị Thủy -người phụ nữ vừa từNam về quê giúp mẹ già sửa lại nhàsau trậnlũ càn quét. Chị Thủy trước đó đã từng có một cuộc tình sóng gió vớingười trong làng. Dù đã ước hẹn đính hôn, rồi có với nhau một cậu con trai, nhưng cuộc tình của chịvẫn không đến đích vì cả gia đình hai bên cực lực phản đối. Sợ con phảisống trongđiều tiếngdị nghị “con không cha”, chị một náchbồng thằng bévào Nam lập nghiệp.
Cụ Điệp không quên lần gặp mặt đầu tiên, cũng là lần con tim ông bắt đầu lay động. “Các cháu nó đùa trêu tui với o (cô) Thủy, tui nghe cũng ậm ừ cho vui, cho qua chuyện. Nhưng thật lạ, suốt buổi ăn giỗ ấy, tui bị o Thủy mê hoặc. Mắt tui lúc nào cũng liếc nhìn người phụ nữ hay cười, tính tình vui vẻ ấy. Thế rồi,thời gian sau tui thầm nhớ trộm người phụ nữấy khi nào không hay” – cụ Điệpkể.
Tình cảm chớm nở ấy tưởng rồi cũng chấm dứt khi chị Thủy xong việc,trở về Nam sinh sống. Nhưng một sức mạnhvô hìnhđã xóa đi khoảng cách địa lý.Tâm trílúc nào cũng hướng tớiphía trời Nam, cụ Điệp tìm cáchdò hỏi mãi, cuối cùngcũng có số điện thoại của chị Thủy. “Điện một lần, hai lần, ba lần rồi ngày một nhiều hơn. Lần đầu nói ít, những lần sau chuyện tròmỗi lúccàng thích thú hơn. Lúc nào có khuyến mãi cước điện thoại, tui lại nộp tiền cho Thủy. Lần đầu Thủy đã đồng ý rồi nhiều lần sau đó cũng thế, khiến tuirất mátlòng. Tình yêu của tui và Thủy đây được bắt đầu như thế” – cụ Điệp kể tiếp…
“Tình chàng ý thiếp” đã thuận,đểđược gần gũibên nhau, cuối năm 2011 vừa qua,cụ Điệp bàn việc đưa chị Thủy về quê. "Kịch bản" được lên rất chi tiết, nhằm “nghi binh” bà con lối xóm và con cái cụ Điệp,chị Thủy về quê dưới hình thức thăm mẹ, thăm bà con. Sau đó cụ Điệp bàn với con cái cho cụ thuê người ở để chăm sóc tuổi già. Các con đồng ý, cụ Điệp đã thuê chị Thủy về giúp việc nhà cho mình với mức lương 1 triệu đồng/tháng.
Để "qua mặt" các con, được gần gũi, yêu thương chị Thủy, ông Điệp đã hợp đồng thuê chị Thủy làm giúp việc(ảnh: Huy Thái).
Chịến thuật “nghi binh” của cụ Điệp đã cho hai người có cơ hội,thời gian tâm tình bên nhau. Cuộc sống mới khiến cụ Điệp quên hẳntuổi 85 của mình. Mỗi chuyến xuống phố huyện cụ đều ghé mua cho "vợ tương lai" những món đồ chịthích. Cụ cũng không ngần ngại chuẩn bị nước cho chị Thủy gội đầu mỗi ngày. Rồi đi đâu, cụ Điệp cũng muốn đưa chị đi cùng. Có những chuyến đi xa thăm lại chịến trường xưa ở Quảng Trị, cụ Điệpđều đi cùng chị Thủy. Đến thăm các đồng đội cũ, cụcũng tâm sự chuyện tình của mình và xin ý kiến của họ. Ai cũng tán thành và chúc phúc cho 2 người.
Tình yêu phá rào cản
Những biểu hiện quan tâm, gần gũi quá mức giữa người ở và ông chủ với người giúp việcđã khiến các con của cụ Điệp để ý và lên tiếng. Một cuộc họp gia đìnhđược các con cụĐiệptổ chức khẩn trươngđểyêu cầu chịThủy ra khỏi nhà.Không cưỡng lại được sức ép của các con,người cha già phải hủy bỏ hợp đồng thuê... người yêu.
Vốn là con người sống tình cảm, biết suy nghĩ trước sau, chị Thủy muốn tổ chức một buổi chia tay đàng hoàng với gia đình cụ Điệp. Bữa cơm cuối cùng, chị Thủy đi chợ chuẩn bị chu tất nhưng chưa kịp vào đến nhà, chị Thủy đã bị các con ông Điệp xua đuổi.Can ngăn các con khôngđược,cụĐiệp bất lực nhìn người tình rời khỏi nhà mình tronglời ong tiếng ve, dị nghị.Đứng trước các con,mắt cụ đỏ ầng ậng, nước mắtcứ chảy tràn, không ngăn được. Cụ Điệp khóc nức nở, nhưng trong lòng vẫn nuôi một quyết tâm.
Có bàn tay chăm sóc của ngườibạnđời mới, cụ Điệp như tìm lại sức sống mới(ảnh: Huy Thái).
Để “triệt tiêu” tận gốc quan hệ tình cảm của cha mình với chị Thủy, các con ông Điệp đã cử nhau về ăn ở trong nhà để giám sát mọi hoạt động của bố. Bị “cấm vận”, cụ Điệp thay đổi chiến thuật, đi lại với chị Thủy hằng ngày. Các con tiếp tục chống đối, cụ Điệp đã quyết định đến ở luôn nhà chị Thủy, vẫn bịcon kéo xuống ép về nhà.
Bị con cái ngăn ép, cụ Điệp đã báo với chính quyền địa phương để công khai mối quan hệ tình cảm của mình. Sau khi khi tìm hiểu kĩ về mặt pháp lý, cụ Điệp quyết định đính hôn với chị Thủy.
Quyết không cho cha tái hôn với người đàn bà kémđến nửa tuổi đời, hai người con của cụ Điệp "cố thủ" bảo vệ ngôi nhà. Cụ Điệpđi "nước cờ" cao hơn, xin phép chính quyền địa phương tách mảnh vườn của mình thành hai sổ đỏ để lập một hộ riêng, xây nhà, cưới vợ lần nữa. Chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho cụ thực hiện kế hoạch. Đến nay, ngôi nhà xây cấp 4, có 3 phòng đã được cụ Điệp thuê thợ xây xong trướcngày cưới.
Về phía "nhà gái", gia đình chị Thủy lại hoàn toàn ủng hộ. Chị Thủy cho biết, con trai chị là Cao Văn Đức, hiện đã 27 tuổi, khi nghe mẹ tâm sự đã động viên: “Mẹ đã chịu khổ vì con nhiều rồi. Con cũng muốn mẹ có một mái ấm gia đình để sống quảng đời còn lại. Mẹ lấy người chồng 85 tuổi, chứ 100 tuổi con cũng không hề phản đổi. Miễn sao mẹ cảm thấy vui trong lòngvà mối quan hệ đó phải được pháp luậtcông nhận”.
Đôi bạn đời trước cửa ngôi nhà mới xây để chuẩn bị cho đám cưới ấn đinh vào ngày 10/6 âm lịch sắp tới (ảnh: Huy Thái)
Cụ Điệp cho biết, cụ đã báo cáo chuyện tình này với người vợ quá cố của mình. Thứ 6 này cụ và người yêu sẽ làm lễ đăng ký kết hôn tại UBND xã Phúc Trạch và ấn định 10/6 Âm lịchnày làm lễ kết hôn. Cụ Điệp cười sảng khoái nói: “Hạnh phúc lắm các chú ạ! Tui có cảm giác như mình đang trở lại thời thanh xuân”.
Trong suốt cuộc nói chuyện, cụ Điệp xưng hô "anh - em" rất ngọt vớivợ chưa cưới,hoàn toàn thuyết phục vềtình cảm chân thành mà hai người dành cho nhau.