Xôn xao "nàng tiên cá xuất hiện ở Israel"

Thứ bảy - 03/06/2017 20:06
Clip "nàng tiên cá xuất hiện tại Israel" được khẳng định là "hàng xịn" 100%, khiến cho cư dân mạng khắp thế giới tranh luận nảy lửa.

Clip quay nàng tiên cá là thật 100%?

Đó là một đoạn video do Shlomo Cohen và một người bạn vô tình quay được khi đi du lịch ở bờ biển thành phố Kiryat Yam (Israel) cách đây vài tháng. Shlomo Cohen cho biết khi đang dạo chơi tại ven bờ anh vô tình thấy “một người phụ nữ” nằm trên mỏm đá. Từ xa, Shlomo Cohen và bạn thấy dáng nằm của người phụ nữ này rất khác thường. Chính vì thế nên anh chàng chú ý và quay video clip rất kỹ.

Đưa máy quay zoom vào dần, họ bất ngờ phát hiện ra đó không phải là phụ nữ đang tắm nắng như họ tưởng, sinh vật đó có đuôi. Ngay khi phát hiện tiếng động, sinh vật đó trườn xuống biển và biến mất trong nháy mắt. Ngay sau đó, Shlomo Cohen biết được những tin đồn rằng, do hoài nghi về độ tin cậy của clip trên, chính quyền thành phố Kiryat Yam thách đố bằng tuyên bố sẽ trao giải thưởng 1 triệu USD cho người đầu tiên chụp được ảnh của sinh vật lạ.




Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, khi một clip khác được đưa lên YouTube với những phân tích khẳng định clip người cá kia là “hàng” thật 100% thì số người tin rằng "có nàng tiên cá" đã tăng lên đáng kể.


Clip quay nàng tiên cá đã có hơn 2 triệu lượt xem trong thời gian ngắn

"Nàng tiên cá" hay là con tôm hùm?

Tất cả những diễn biến kể trên khiến cho đoạn clip nóng sốt hơn bao giờ hết, kéo theo đó là những tranh luận nảy lửa, tưởng như sẽ không có hồi kết. Tất nhiên, cư dân mạng Việt Nam không nằm ngoài làn sóng dồn dập ấy.

Dù đã có chứng thực nhưng các bạn trẻ vẫn rất cẩn trọng và nghi ngờ clip nói trên. Nick Nowhere khẳng định: “Công nghệ vi tính và cố tình cắt giảm độ phân giải video thôi bạn ạ.”


Cư dân mạng tranh luận nảy lửa về chuyện sinh vật trong clip là “tiên cá” hay cá

Thật lạ là rất nhiều người, trong đó có nickname Duc Long, cho rằng: "người phụ nữ lạ" đó chỉ là... con tôm hùm. Ngay sau đó, nick này đã bị “một cơ số” người có “mắt tinh hơn” vào sửa lưng: “Em chưa thấy con tôm nào lên bờ phơi nắng xong biết quay đầu lại nhìn cả”.

Mọi lý lẽ về các chi tiết trong đoạn clip được đưa ra mổ xẻ. Thậm chí, họ còn chú ý từng giây phút trong video để đưa ra dẫn chứng, bảo vệ quan điểm của mình. Bao Duy: “Fake (hàng giả) đấy, các bác để ý 0:42 nếu nhảy xuống nước phải văng tung tóe". Hay như nickname Mai nhận xét: “Để ý lúc 0:41, sát vách đá có một ít nước văng lên kìa".

Có bạn viện dẫn nguyên các nghiên cứu về biển và sự phát triển của khoa học để tỏ rõ quan điểm như nickname Bò Cạp: "Với trình độ khoa học của con người hiện nay đã có thể khám phá được rất nhiều nơi trong lòng đại dương, vậy thử hỏi bọn “người cá trên mỏm đá” đó trốn chỗ nào mà cả mấy trăm năm nghiên cứu khoa học biển con người lại không tìm ra? Cứ cho là có thật đi, vậy tại sao hàng ngàn năm nay trốn biệt tăm biệt tích bây giờ lại trèo lên mỏm đá cho con người quay video clip làm gì?"


Rất nhiều người hi vọng đó là người cá thật như trong truyện cổ tích

Suy nghĩ này bị nhiều bạn bắt bẻ lại, như Hoàng Tuân nói “xéo": "Không có gì là không thể. Mình thấy bạn nên mua quyển sách “mãi mãi là bí ẩn” về mà đọc". Nguyen Kim Tung lại gay gắt hơn: “Phán cứ như thánh. Biển cả rộng mênh mông bao la gấp bao nhiêu lần đất liền bạn có biết không mà phán bừa vậy?”.

Đứng bên ngoài các cuộc tranh luận, một số người khác vào xem clip chỉ để thể hiện mong muốn được thấy người cá chứ không quan trọng đúng sai. Yen Nguyen xuýt xoa: “Ui, ước gì được một lần trông thấy nàng”. Hay các bạn khác thì: “Hi vọng là có thật để cuộc sống thêm thú vị”.

Các bình luận liên tục và sâu rộng, phong phú đến mức, nickname Hung Nguyen phải thốt lên: “Coi mấy cái bình luận là vui rồi, khỏi coi nàng tiên cá”.

Bạn nghĩ sinh vật trong clip ấy là "cá" hay là "tiên"?

 

Clip đại bàng bắt cóc em bé trong công viên từng bịp hàng triệu dân mạng

Hồi tháng 12.2012, một đoạn clip ghi lại khoảnh khắc cực sốc cho thấy một con đại bàng sà xuống và quắp một em bé đang nô đùa trong công viên vì tưởng đó là con mồi.


Hình ảnh trong video clip bịp - Ảnh: Chụp lại từ YouTube

Sự kiện rúng động trên được cho là xảy ra ở Công viên trung tâm Montreal, Canada. Đoạn clip đã gây ra nhiều tranh cãi trên internet, thu hút hơn 33 triệu lượt xem chỉ sau chưa đầy 1 tuần đầu tiên đăng tải.

Tuy nhiên, ngay sau đó không lâu, Học viện Đồ họa và Hoạt hình Montreal (Canada) thừa nhận rằng đoạn clip chỉ là một sản phẩm đồ họa, được thực hiện bởi 3 sinh viên của trường.

TheoTạ Ban (Thanh niên)

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây