Đám cưới giữa một người phụ nữ Công giáo và một người đàn ông theo đạo Tin lành diễn ra vào năm 1842. Sau 38 năm chung sống, năm 1880, người vợ chết và thi thể của cô được chôn trong phần đất của những người theo đạo Công giáo.
Hai năm sau, người chồng cũng qua đời và được an táng trong nghĩa địa của những người theo đạo Tin lành. Mộ của họ bị ngăn cách bởi một bức tường. Chính vì thế, để thể hiện sự gắn kết của hai người, hai cánh tay nắm chặt bằng bê tông đã được xây dựng từ hai ngôi mộ.
Nghĩa trang Recoleta rất nổi tiếng ở Argentina, nó là nơi chôn cất những người nổi tiếng về nhiều lĩnh vực như quân sự, chính trị, khoa học… của đất nước. Vì lẽ đó nên David Alleno, một người Ý nhập cư, ước mơ được chôn cất ở đây, nơi anh đã làm việc từ năm 1881 đến năm 1910.
David để dành tiền để mua một khoản đất và tự xây dựng lăng một cho mình. Anh thậm chí còn đi du lịch khắp đất nước để tìm một người thợ điêu khắc lành nghề, khắc hình mình lên đá cẩm thạch.
Hai ngôi mộ đặc biệt này được đặt ở nghĩa trang Recoleta, Argentina. Một phần có tượng của một người đàn ông đang ngồi trên ghế sofa và nghiêm nghị nhìn về phía chân trời, phía sau ông là tượng của một người phụ nữ. Họ quay lưng vào nhau dù từng là vợ chồng trước đó.
Được biết, người đàn ông qua đời trước, một vài năm sau vợ ông cũng nhắm mắt xuôi tay. Chính bà là người yêu cầu điêu khắc tượng của mình và đặt quay lưng về chồng.
Người phụ nữ này cho biết, hình ảnh này sẽ phản ánh chính xác nhất mối quan hệ hôn nhân của họ. Trong 30 năm cuối cuộc đời, cả hai không bao giờ nói với nhau một từ nào.
Fernand Arbelot là một nhà soạn nhạc và là một diễn viên. Ông qua đời vào năm 1990 và được chôn cất ở nghĩa trang Lachaise. Mãi cho đến khi về bên kia thế giới, ông vẫn muốn nhìn thấy gương mặt của vợ mình. Đó là lý do trên bức tượng điêu khắc của Fernand, tay ông cầm đầu của một người phụ nữ.
Chiếc xe lăn đã theo một cậu bé suốt cuộc đời, và chỉ khi chết, em mới thoát khỏi nó.
Père Lachaise ở Paris là nghĩa trang có lượng người viếng thăm lớn nhất thế giới vì nơi đây có mộ của rất nhiều nhân vật nổi tiếng. Trong đó có mộ của Georges Rodenbach, một nhà văn rất nổi tiếng vào thế kỷ thứ 19.
Bruges-la-Morte là cuốn tiểu thuyết được Georges xuất bản vào năm 1892, đề cập đến nỗi đau của một người đàn ông sau khi vợ anh ta chết. Và nỗi đau đó được Georges đưa vào lăng mộ của mìnhvới hình ảnh một người đàn ông đang cố phá ngôi mộ bằng một bông hồng trên tay.
Jack Crowell là người sở hữu nhà máy sản xuất kẹp gỗ cuối cùng ở Mỹ. Đó là lý do ngôi mộ của ông có hình dáng như trên.
Theo Soha