Yeonmi Park tại Hội nghị Thượng đỉnh Thanh niên Thế giới ở Dublin, Ai-len
Yeonmi Park, giờ đã 20 tuổi, hiện là sinh viên đại học ở Seoul và có một cuộc sống ở xã hội hiện đại. Cô cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội cho thanh niên, đồng thời kể lại cuộc sống của đồng bảo mình ở Triều Tiên thông qua truyền thông.
Yeonmi Park đã có cuộc phỏng vấn với tờ Al Jazeera nhân dịp tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Thanh niên Thế giới tại Dublin, Ai-len và cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về cuộc sống tại Triều Tiên, về cuộc chạy trốn của gia đình cô.
Al Jazeera (AJ): Bạn đang có một chiến dịch vận động để Trung Quốc không trục xuất những người tị nạn Triều Tiên. Vì sao vậy?
Những người trốn thoát là những người tuyệt vọng. Họ tuyệt vọng vì không có cái ăn, chỗ ở và tuyệt vọng vì cuộc sống. Trung Quốc sẽ bắt giữ và trục xuất họ khỏi đất nước mặc dù biết rằng sau khi hồi hương họ sẽ phải chịu số phận bi thảm.
Có khoảng 300.000 người Triều Tiên đang tị nạn tại Trung Quốc, rất nhiều người trong số đó bị bắt cóc và bị đối xử tàn tệ, thậm chí bị bán với giá 200USD. Điều này đã từng xảy ra với tôi khi ở Trung Quốc cùng mẹ. Khi đó tôi mới 13 tuổi, một kẻ môi giới đã gặp chúng tôi và muốn mua tôi. Mẹ tôi đã phản đối và nói rằng tôi còn là một đứa trẻ. Người đàn ông đó đã cưỡng hiếp bà ấy trước mặt tôi. Và sau đó, chúng tôi làm mọi điều có thể để trốn thoát khỏi Trung Quốc.
AL: Cuộc sống của bạn ra sao khi ở Triều Tiên?
Ở phương Tây mọi người được xem những bộ phim như Titanic. Họ yêu thích những bộ phim đó nhưng người dân Triều Tiên thì không hề có khái niệm gì về chúng. Chỉ có một kênh truyền hình duy nhất và không có Internet.
Gia đình Yeonmi tại Triều Tiên
Tôi chưa bao giờ nói hay thậm chí là nghĩ về việc chống lại nhà nước. Chúng tôi đều nghĩ rằng: “Lãnh tụ yêu quý chúng tôi, ông ấy đang bảo vệ chúng tôi khỏi Mỹ, một đất nước độc ác”. Thế giới của tôi tại Triều Tiên đó là: Nghĩ làm cách nào để ghét người Mỹ và ca ngợi lãnh tụ 24 giờ/ngày.
AJ: Hãy cho chúng tôi biết về thế hệ của bạn?
Tôi thực sự không hề biết thế giới “Internet”. Tôi cũng không biết phương tiện truyền thông. Và khi bạn đã không biết gì về nó thì bạn cũng không thể mơ về nó được. Có rất ít thực phẩm. Tất cả những gì bạn có thể nghĩ đó là sẽ ăn gì vào ngày mai. Sẽ là một điều xa hoa khi bạn nghĩ tới những cái máy tính.
Ở Triều Tiên, chính phủ sẽ nói cho bạn biết bạn nên mặc gì, nhìn gì, nói gì, xem gì, học gì và làm gì. Mọi thứ. Họ sẽ quyết định công việc của bạn là gì. Bạn muốn thành bác sĩ? Chính phủ sẽ quyết định điều đó. Nếu cha bạn ở trong đảng, bạn có thể được đi học đại học nhưng nếu cha bạn chỉ là một người nông dân, thì bạn đừng nghĩ tới điều đó.
AJ: Bạn có cho rằng xã hội đó đang thay đổi? Thế giới bên ngoài đã thay đổi cách nghĩ và cách sống của người dân ở đó như thế nào?
Mẹ của bạn tôi đã bị tử hình vì đã xem một bộ phim của Hollywood! Họ đã liều mạng sống để xem một bộ phim. Họ mong muốn được tự do. Người dân Triều Tiên thậm chí không được nhảy hay hát, bạn thấy điều đó vô lý không? Họ muốn tự do đi lại, tự do ngôn luận, đó là những điều họ muốn.
Thế hệ của mẹ tôi luôn nghĩ rằng họ phải chịu đựng đồng thời phải hy sinh cho chế độ. Họ đã rất trung thành. Còn thế hệ chúng tôi đang dần biết được sự thật. Chúng tôi tuân lệnh vì chúng tôi sợ chết. Triều Tiên đang thay đổi từ bên trong và điều này sẽ gây khó khăn cho chính phủ.
Yeonmi Park đã trở nên nổi tiếng và thường xuyên xuất hiện trên truyền thông để kể về câu chuyện ở Triều Tiên
AJ: Những yếu tố nào tạo nên sự thay đổi?
Những người trẻ tuổi muốn tự do. Thế hệ này tôi gọi là “Thế hệ Chợ đen”, đó là những người sinh vào thập niên 1990 và 2000, những người mua và bán đĩa phim, ca nhạc lậu. Thế hệ đó đang dần tiếp xúc với thế giới bên ngoài và nghĩ cho bản thân họ nhiều hơn. Nhưng họ sẽ không bao giờ nhận được một nền giáo dục thích hợp, chính vì vậy họ vẫn bị chi phối.
AJ: Bạn nói rằng muốn trở về Triều Tiên vào một ngày nào đó. Vậy Triều Tiên sẽ cần thay đổi như thế nào để điều đó có thể xảy ra?
Tôi muốn thấy một đất nước tự do, không có sự chia cắt giữa nam và bắc. Khi đó mọi người sẽ không hỏi rằng tôi tới từ phía nam hay phía bắc.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn