Theo ông Bình, hiện vẫn chưa xác định được nguồn lây rõ ràng của chủng cúm AH7N9 nhưng có thể có nguy cơ bùng phát thành dịch.
Ông Bình cho biết, chủng của cúm AH7N9 có biến dị, dễ kết hợp với các chủng virus khác thành để thành chủng mới. Hiện chưa có vắc- xin và thuốc điều trị đặc hiệu cho loại chủng cúm.
Trước tình hình dịch cúm ở Trung Quốc đang diễn biến phức tạp, ông Nguyễn Văn Bình cho biết: Bộ Y tế Việt Nam sẽ chú trọng đến khâu kiểm tra y tế với người nhập cảnh có biểu hiện sốt cao ở các cửa khẩu. Đồng thời Bộ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, phát hiện sớm các ca bệnh có nghi ngờ cúm.
Cúm A/H7N9 có thể bùng phát thành đại dịch
Ông Phan Trọng Lân, Cục phó Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho biết, đặc tính chung của vi rút cúm là biến đổi, đột biến cao, bất thường, có thể lây lan từ động vật sang người nên rất dễ gây ra đại dịch.
Ông Lân cho rằng, Việt Nam cần siết chặt khâu vận chuyển gia cầm lậu không rõ nguồn gốc. Đồng thời Bộ Y tế cũng khuyến cáo cộng đồng không nên sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc.
Theo BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chủng cúm mới cũng khó chẩn đoán lâm sàng. không có sự khác biệt so với nhiều loại cúm khác. Vì thế, phải căn cứ vào yếu tố dịch tễ để phát hiện. Có thể liên quan đến gia cầm và người từ vùng dịch để hạn chế tác hại. Ngoài ra, với thuốc Tamiflu hiện vẫn chưa xác định có tác dụng với chủng cúm mới hay không, vì thế chờ kết luận của các chuyên gia WHO và các nơi tiếp nhận ca điều trị.
BS Hà lưu ý người dân nên cảnh giác với những chủng cúm khác. "Không chỉ cần cảnh giác với chủng cúm mới mà chúng ta cũng cần lưu ý đến các chủng cúm đang hiện hành", BS Hà nói.
Cúm H7N9 từng bùng phát trong quá khứ? Không, trước khi hoành hành gây chết người ở Trung Quốc, virus cúm H7N9 chưa từng gây bệnh ở người. Chủng cúm này thỉnh thoảng được tìm thấy ở các loại chim, gà. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, hầu hết các chủng cúm gia cầm không lây lan sang người, trừ cúm H5N1 đã khiến 600 người ở 15 quốc gia mắc bệnh từ năm 2003. |
Để chủ động phòng chống dịch cúm A/H7N9, Bộ Y tế đã có công văn gửi bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ Công thương cùng giám sát, kiểm tra nhập khẩu, quản lý mua bán gia cầm và các hoạt động tuyên truyền, sẵn sàng vật tư, kinh phí phòng chống cúm A/H7N9.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân nếu phát hiện gia cầm chết bất thường cần báo cáo với cơ quan chức năng.
Trước đó, Tân Hoa Xã ngày 3/4 đưa tin Trung Quốc có thêm một người chết do nhiễm cúm gia cầm H7N9, nâng tổng số người chết vì chủng cúm này lên đến 3 người.
Theo thông tin mới nhất, bệnh nhân tử vong là một trong ba người nhiễm cúm H7N9 ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã được báo cáo ngày 2/4 vừa qua. Hiện chính quyền Trung Quốc đang ra sức xác định loại cúm mới, đồng thời khởi động cơ chế chống cúm gia cầm trên toàn quốc.
5 khuyến cáo phòng dịch cúm A/H7N9 1. Người dân càn thực hiện tốt hành vi cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng. 2. Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. 3. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo kịp thời cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. 4. Người trở về từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để theo dõi sức khỏe. 5. Khi có cac biểu hiện cúm như ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn khám, điều trị kịp thời. |
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn