Sau bão số 9, rất nhiều trường học ở các huyện miền núi bị hư hỏng nặng, có trường bão cuốn bay cả mái. Để đảm bảo việc dạy và học các địa phương tận dụng nhà văn hóa thôn hoặc mượn nhà dân để dạy học. Dẫu có nhiều khó khăn, song thầy và trò đều nỗ lực vượt khó để đảm bảo chương trình dạy đúng kế hoạch.
Đà Nẵng ghi nhận một số tuyến đường, khu vực đô thị bị ngập cục bộ; huyện Hòa Vang có một số khu vực bị ngập nước; có 1 người bị thương nhẹ do bị vật dụng rơi trúng đầu; 90 nhà bị tốc mái...
Bão số 9, một trong hai cơn cuồng phong mạnh nhất 20 năm qua đã tiến sát vùng biển các tỉnh Đà Nẵng – Phú Yên, dự báo đổ bộ trong hôm nay. Bão gây ra vùng gió mạnh kéo dài từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, trong khi vùng mưa lớn kéo dài từ Nghệ An đến Khánh Hòa.
Trước ảnh hưởng của bão số 9 dự kiến đổ bộ vào đất liền một số tỉnh miền Trung, Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn buộc phải dừng việc tìm kiếm các công nhân mất tích từ đầu giờ chiều nay.
Ngày 27/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị đã ban hành kế hoạch khẩn trương di dời dân tránh bão số 9.
Sáng nay (27/10), bão số 9 với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 17 đang tiến dần vào đất liền từ TP Đà Nẵng đến Phú Yên gây sóng to, gió lớn và có khả năng mạnh thêm trong 24 giờ tới.
Cơn bão số 9 được dự báo là mạnh tương đương bão số 12 (Damrey) năm 2017, từng gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, cơ sở hạ tầng cho các tỉnh Bình Định - Ninh Thuận.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 9, trong 36 giờ qua khu vực tỉnh Ninh Thuận đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa đặc biệt to; lượng mưa phổ biến 100mm đến 200mm, gây ngập lụt nhiều nơi.
Lo ngại bão số 9 (tên quốc tế Usagi) đổ bộ, từ sáng sớm đến trưa 23.11, người dân Khánh Hòa tất bật đi xúc cát chèn mái nhà. Nhiều đơn vị dùng rọ đá gia cố hồ, đập chống sạt lở...