Báo Bảo vệ Pháp luật số báo 64 (1160) ra ngày thứ ba 12/8/2014: Ông Ngô Văn Tới đã phản ánh về việc, vợ ông là bà Phạm Thị Phương Nhung và ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Công ty Cổ phần Phòng chống mối Việt Nam đã bị bà Mai Thị Lan, trú tại trú tại phòng 207, nhà C8, tập thể Giảng Võ, phường Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội) tố cáo vay 1,2 tỷ đồng của bà ra đội 12, Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an TP. Hà Nội. Tuy nhiên, khi được mời lên làm việc cả hai người bị tố cáo đều không hay biết gì về bản hợp đồng vay mượn mà bà Lan đã tố cáo.
Tìm hiểu vụ việc PV được biết: Trước khi đội 12, Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an TP. Hà Nội có giấy mời đến vợ ông Ngô Văn Tới (bà Phạm Thị Phương Nhung) về bản hợp đồng vay nợ 1,2 tỷ đồng. Ông Ngô Văn Tới đã có hàng loạt những đơn tố cáo bà Mai Thị Lan, trú tại trú tại phòng 207, nhà C8, tập thể Giảng Võ, phường Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội) về việc: “cưỡng đoạt và chiếm đoạt tài sản chung của hai vợ chồng ông” gửi đến các cơ quan chức năng như: Cơ quan Cảnh sát điều tra quận Hai Bà Trưng, Cơ quan Cảnh sát điều tra quận Đống Đa, Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an TP. Hà Nội... Tuy nhiên, vẫn chưa có cơ quan nào phúc đáp.
Cụ thể trong đơn tố cáo ông Tới cho biết: Lợi dụng vợ ông bị bệnh trầm cảm mãn tính, nhiều lúc không nhận thức được hành vi, bà Mai Thị Lan cùng chồng là ông Võ Thành Nam đã cưỡng đoạt của vợ ông chiếc xe SH 150i, mang BKS: 29D1 – 52425, đăng ký mang tên Phạm Thị Phương Nhung tại nhà riêng của bà Mai Thị Lan ở phố Hào Nam (bằng hình thức ép viết giấy bán xe), ngoài chiếc xe SH, hai vợ chồng bà Lan còn lấy thêm 01 máy ảnh Canon ( màu tím), 01 Ipad 3 mini... Bên cạnh đó, bà Mai Thị Lan còn chiếm đoạt số tài sản 170 triệu đồng tiền đặt mua hàng của vợ ông (có giấy xác nhận viết tay của bà Mai Thị Lan).
Vậy, tại sao đằng sau những đơn tố cáo của ông Ngô Văn Tới, các cơ quan chức năng có thẩm quyền lại không thụ lý? Hoặc có ý kiến trả lời đến người tố cáo? Phải chăng, việc cưỡng đoạt và chiếm đoạt tài sản của gia đình ông Ngô Văn Tới không đủ mức độ nghiêm trọng để các cơ quan chức năng vào cuộc? Hay pháp luật chỉ dành riêng cho bà Mai Thị Lan?
Trở lại thông tin bản hợp đồng vay 1,2 tỷ bà Mai Thị Lan tố cáo. Căn cứ vào đâu cơ quan chức năng lại thụ lý và cho mời những người bị tố cáo lên điều tra? Bởi nếu xét về mặt cá nhân, sau khi đưa một loạt giấy vay nợ của vợ ông Ngô Văn Tới về gia đình và lấy tiền. Ngày 01/4/2014, bà Mai Thị Lan đã viết giấy xác nhận: “bà Phạm Thị Phương Nhung (vợ ông Tới) với bà Mai Thị Lan không còn nợ nần gì nhau nữa”, vậy tại sao lại có giấy vay nợ 1,2 tỷ đồng?
Còn về phía Công ty, nếu bản hợp đồng đó do ông Nguyễn Mạnh Cường vay thì tại sao ông Cường lại không hay biết gì? Và bà Lan cũng khẳng định chưa từng gặp ông Cường?
Trong trường hợp: bà Phạm Thị Phương Nhung đưa một ông Cường “giả” đến để làm giả hồ sơ nhằm lừa gạt chiếm đoạt tài sản của bà Mai Thị Lan? Thì thiết nghĩ hoàn toàn không có căn cứ, bởi thứ nhất: với số tiền cho vay là 1,2 tỷ đồng, bà Lan sẽ cần phải có quá trình xác minh thông tin về người vay và phải đến tận Công ty thực hiện ký kết hợp đồng vay ngay tại Công ty chứ không phải tại nơi khác?
Thứ hai, tại sao khi Công ty Cổ phần Phòng chống mối Việt Nam mời bà Lan lên Công ty để đối chất, xác minh thông tin bản hợp đồng vay mượn bà Lan không lên?
Thứ ba, nếu không cần xác minh những thông tin liên quan đến người vay mượn, thì động cơ cho vay của bà Lan là gì? Hay có chăng bà cho vay tín dụng đen?
Ở một diễn biến khác, bà Mai Thị Lan từng chuyển đến gia đình ông Ngô Văn Tới rất nhiều giấy vay nợ của bà Phạm Thị Phương Nhung. Tuy nhiên, khi gia đình thắc mắc về động cơ vay và cho vay giữa bà Nhung và bà Lan thì đều nhận được một câu trả lời chối quanh: Bác về bác hỏi con gái bác (?) Anh về hỏi vợ anh (?)... Với nhiều khoản vay liên tiếp mà con nợ không cần chi trả đã cho vay thì động cơ của người cho vay là gì? Đây có phải là phương thức ép nợ “lãi mẹ đẻ lãi con” hay không?
Được biết, trước những uẩn khúc liên quan đến vụ việc: “hợp đồng cho vay 1,2 tỷ đồng”, sau đơn tố cáo của mình tới Thanh tra Công an TP. Hà Nội, ông Ngô Văn Tới đã nhận được thông báo số: 806/TB-PV2(Đ5) ngày 29/7/2014 về việc: “Thanh tra CATP đã chuyển đơn tố cáo xuống đồng chí Trưởng phòng PC45 – CATP Hà Nội để xem xét giải quyết”. Tuy nhiên, đã gần một tháng trôi qua, người tố cáo vẫn chưa nhận được câu trả lời nào từ phía các cơ quan chức năng. Phải chăng đang có một sự “bảo kê” cho sai phạm?
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc!
theo P.V/bảo vệ pháp luật số 69
Box:
Điều 50, Luật Khiếu nại số: 02/2011/QH13 quy định: Thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai như sau:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý để giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết.
Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn