Bị cáo Trần Ngọc Sơn (áo trắng) và 2 đồng phạm tại tòa.
Theo cáo trạng vụ án, ngày 10/5/2010, đại diện Công ty cao su Hà Tĩnh có biên bản làm việc thống nhất việc thuê đất trồng cây cao su trên đất đã giao BQL rừng phòng hộ Cẩm Xuyên.
Quyết định số 25/ QB-UBND về việc chuyển rừng và đất lâm nghiệp tại xã Cẩm Quan và Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên. Cho phép chuyển 924,56 ha rừng và đất chưa có rừng, gồm 146 lô, nằm trên địa bàn hành chính 2 xã Cẩm Quan và Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, hiện đang do Ban quản lý rừng phòng hộ Cẩm Xuyên Quản lý (thuộc quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt) sang trồng cây cao su cho Công ty cao su Hà Tĩnh làm các thủ tục tiếp theo, trong đó: diện tích chưa có rừng 279,98 ha; diện tích có rừng 644,67 ha, gồm: ngân sách nhà nước đầu tư 269,0 ha (trong đó dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất 83,9 ha); Ban tự trồng và liên doanh, liên kết 142,11 ha, hộ nhận khoán 233,85 ha.
Lợi dụng việc bồi thường diện tích đất lâm nghiệp mà Công ty Cao su Hà Tĩnh thuê để trồng cây cao su đã trùng với diện tích đất lâm nghiệp của Công ty Đại Phát đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp giấy chứng nhận đầu tư, do BQL rừng phòng hộ Cẩm Xuyên quản lý thuộc địa bàn hai xã Cẩm Mỹ và Cẩm Quan, nên từ tháng 4/2010, Trần Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Hà đã thống nhất với nhau là Công ty Cao su Hà Tĩnh bồi thường chi phí cho Công ty Đại Phát 3,5 tỷ đồng để Công ty này rút khỏi dự án trồng rừng nguyên liệu tại Cẩm Xuyên.
Mặc dù thống nhất với Công ty Đại Phát là đền bù 3,5 tỷ đồng nhưng sau đó Trần Ngọc Sơn, Ngô Đăng Khoa và Nguyễn Văn Hà bàn bạc thống nhất, lập văn bản thỏa thuận là Công ty Cao su Hà Tĩnh sẽ đền bù cho Công ty Đại Phát 5,2 tỷ đồng, trong đó có 1,7 tỷ đồng được lập khống nhằm sử dụng mục đích cá nhân.
Trong số tiền 1,7 tỷ đồng này Trần Ngọc Sơn trao đổi với Nguyễn Văn Hà chuyển cho Ngô Đăng Khoa 1,2 tỷ đồng, còn 500 triệu đồng còn lại để cho Sơn. Sau đó, Trần Ngọc Sơn đã chỉ đạo kế toán chuyển cho Công ty Đại Phát trong 3 đợt với tổng số tiền là 5,2 tỷ đồng.
Sau khi nhận được số tiền 1,7 tỷ đồng trên, Nguyễn Văn Hà đã chuyển vào tài khoản của vợ Ngô Đăng Khoa 750 triệu đồng và rút tiền mặt đưa cho Trần Ngọc Sơn 350 triệu đồng. Còn 600 triệu đồng, Hà chiếm giữ tiêu xài cá nhân.
Trong Quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh, không hề có Công ty Đại Phát. Thế nhưng, ngày 12/5/2010, Công ty Cao su Hà Tĩnh có biên bản thỏa thuận đền bù 5,2 tỷ đồng cho Công ty Đại Phát. Trong đó có “chi phí đầu tư trên diện tích thu hồi các hộ dân giao khoán trồng rừng nguyên liệu” là 2,52 tỷ đồng.
Thực tế trên diện tích đất được đền bù đó, Công ty Đại Phát chưa hề đâu tư, toàn bộ số cây rừng đó đều do người dân xã Cẩm Mỹ vào trồng và bảo vệ. trên danh sách ghi các hộ dân đã được nhận toàn bộ số tiền đền bù nhưng thự tế họ không hề nhận được.
Ngày 29/10, TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm công khai xét xử các bị cáo: Trần Ngọc Sơn (SN 1956, nguyên Chủ tịch HĐTV - TGĐ Công ty cao su Hà Tĩnh), Nguyễn Văn Hà (SN 1971, Giám đốc Công ty Đại Phát) và Ngô Đăng Khoa (SN 1973, Trưởng BQL Rừng phòng hộ Cẩm Xuyên) về tội “tham ô tài sản”.
Tại phiên tòa, các đối tượng Ngô Đăng Khoa và Nguyễn Văn Hà đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Riêng đối tượng Trần Ngọc Sơn không chấp nhận nội dung bản cáo trạng của coư quan công tố. Tuy nhiên, sau khi xem xét, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ, lời khai của những người liên quan trong quá trình điều tra, HĐXX nhận định nội dung truy tố của Viện Kiểm sát Hà Tĩnh đối với ông Sơn là có căn cứ.
Xét thấy hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, chiếm đoạt phi pháp tài sản Nhà nước, tạo nên dư luận xấu trong xã hội, cần phải xử lý nghiêm minh. Vì vậy, HĐXX tuyên phạt Trần Ngọc Sơn với vai trò chủ chốt mức án 11 năm 6 tháng tù giam; Ngô Đăng Khoa là đồng phạm và được hưởng lợi nhiều nhất 10 năm tù giam; Nguyễn Văn Hà 9 năm tù giam.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn