"Làm tình" nơi công cộng: Xử phạt 1 nghìn đồng

Thứ sáu - 09/06/2017 03:31
Vụ việc đôi bạn trẻ ở Bắc Ninh “làm tình” ngay trong nhà vệ sinh của trường học như giọt nước làm tràn ly, báo động về một thực trạng giới trẻ “vô tư” làm “chuyện ấy” ngay cả những nơi công cộng.

Làm tình nơi công cộng là thuật ngữ chỉ những hành vi tình dục (từ giao cấu cho đến các hành vi kích dục ở các mức độ khác nhau) diễn ra tại những nơi công cộng hoặc bán công cộng một cách công khai hoặc bán công khai cho đến lén lút.

Nơi công cộng không có nghĩa là phải ở ngoài trời, nơi đông người mà nó có thể là ở một chiếc xe ở công viên, ở hầm gửi xe, trong rạp hát, nhà vệ sinh công cộng, thậm chí trường học cũng có thể là nơi làm tình.

Ở Việt Nam việc làm tình nơi công cộng là không phù hợp với văn hóa và thuần phong, mỹ tục người Việt. Không những đó là hình phản cảm, gây “nhức mắt” đối với người khác, mà nó cũng là dấu hiệu của việc đi xuống về lối sống và nhận thức trong một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Làm tình trên xe (Ảnh minh họa, nguồn Internet)

Dư luật đặt ra dấu hỏi về việc áp dụng chế tài nào cho hành vi làm tình nơi công cộng?

Trước đây, tại Nghị định số 141/1991/HĐBT  đã có quy định về xử phạt về hành vi xâm phạm nếp sống văn minh. Theo đó người có hành vi “làm tình hoặc có hành động khiêu dâm ở nơi công cộng” thì bị “phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000 đồng đến 20.000 đồng; nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm thì có thể phạt đến 50.000 đồng” (Điều 4, Nghị Định 141). Tuy nhiên, Nghị định 141 hiện nay đã không còn hiệu lực.

Theo quy định mới nhất, vấn đề làm tình nơi công cộng không còn được cụ thể hóa trong Luật. Tại Điều 10, Nghị định số 73/2010/NĐ-CP chỉ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi “có lời nói hoặc cử chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa ở nơi công cộng”. Thế nhưng hành vi làm tình có được coi là cử chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa ở nơi công cộng thì vẫn cần một hướng dẫn cụ thể và cần phải xem xét.

Trao đổi với báo Người đưa tin về áp dụng chế tài như thế nào đối với những hành vi làm tình nơi công cộng của một bộ phận giới trẻ hiện nay, bà Lê Thị Diên, cán bộ Thanh tra Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên cho biết: Hiện tại chưa có một quy định cụ thể về hành vi này, nên rất khó để xử lý vi phạm cũng như áp dụng các hình thức xử phạt hành chính

Ở một số nước như Tây Ba Nha, Hà Lan, Nhật Bản cũng có những quy định xử phạt rất nặng về hành vi làm tình nơi công cộng.  Quan điểm của những nước này là không thể lấy tự do cá nhân để biện minh cho hành vi ảnh hưởng xấu tới cộng đồng và trật tự xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người khác.

Thiết nghĩ, để ngăn chặn tình trạng làm “chuyện yêu” “bừa bãi” như hiện nay, Việt Nam cũng nên có những quy định xử phạt thích đáng đối với hành vi làm tình nơi công cộng, đảm bảo việc giữ gìn thuần phong mỹ tục, giữ gìn nét văn hóa của người Việt.

Hành vi xâm phạm nếp sống văn minh:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000 đồng đến 20.000 đồng; nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm thì có thể phạt đến 50.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a/ Làm tình hoặc có hành động khiêu dâm ở nơi công cộng;
b/ Hút thuốc ở những nơi quy định "Cấm hút thuốc";
c/ Đàn hát, nhảy múa, biểu diễn những vở diễn, những bài, những điệu nhảy có tính chất đồi truỵ mà Nhà nước cấm;
d/ Làm hoen bẩn trụ sở, trường học, bệnh viện, bệnh xá hoặc làm hư hại các cây cối, thảm cỏ, hoa ở công viên.

2. Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng; nếu có tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a/ Hút thuốc phiện, dùng các chất ma tuý khác; che dấu tạo điều kiện cho người khác hút thuốc phiện hoặc dùng các chất ma tuý khác;
b/ Hoạt động mê tín dị đoan như: đồng bóng, bói toán, gọi hồn, xem tướng, đoán chữ, truyền bá "sấm trạng" và các hình thức mê tín dị đoan khác;
c/ Đánh bạc, đánh bài, số đề hoặc bằng bất cứ cách nào khác được thua bằng tiền hoặc hiện vật;
d/ Làm ra, sao chép, lưu hành, mua, bán, tàng trữ các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, các loại tranh ảnh, sách bán, tiểu thuyết, băng nhạc, đĩa nhạc, băng hình mà Nhà nước không cho phép phát hành và kinh doanh.

3. Trường hợp vi phạm một trong các điểm a, b, c, d ở khoản 2 điều này có thể tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp vi phạm điểm d khoản 2 điều này mà có nhiều tình tiết tăng nặng có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép.

Buộc khôi phục tình trạng đã bị thay đổi hoặc bồi thường, nếu làm thiệt hại do vi phạm quy định tại điểm d khoản 1; buộc đình chỉ hoạt động vi phạm quy định tại điểm a, b, c, d, khoản 2 điều này.

(Điều 4 Nghị định 141 HĐBT năm 1991)

Theo Giang Quyết (Người Đưa Tin)

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây