Trần Thanh Tuấn sẽ không bao giờ quên được cảm giác hối lỗi khi đã vung dao giết chết anh trai ruột của mình. |
Nguyễn Đức Tiềm trong phiên xử ngày 30/8. |
Do mâu thuẫn lặt vặt trong cuộc sống thường ngày giữa hai cặp vợ chồng, Tiềm đã nảy sinh ý định giết chị Quỳnh bằng cách đặt thuốc nổ vào xe máy để gây nổ.
Đến khoảng 7 giờ sáng ngày 1/12, chị Quỳnh vào dắt xe đưa cháu Nguyễn Khánh Vân (4 tuổi) đi học. Chị Quỳnh dắt xe máy chở cháu Vân ra khỏi cổng thì xe máy phát nổ.
Khi nghe tiếng nổ, Tiềm vẫn bình tĩnh chạy ra, thấy chị dâu và cháu nằm dưới đất, xe cháy thì vào lấy nước dập đám cháy, đưa hai người đi Bệnh viện cấp cứu. Chị Quỳnh tử vong ngay trong chiều hôm đó còn cháu Vân bị bỏng nặng được chuyển lên bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).
Những vết thương trầm trọng, cháu Vân đã được chuyển sang bệnh viên chuyên khoa bỏng điều trị. Tuy nhiên, hơn 10 ngày sau khi vụ nổ xảy ra, cháu Vân đã không qua khỏi.
Căn cứ vào những hành vi nguy hiểm mà Tiềm đã gây nên, áp dụng các tình tiết tăng nặng là "Giết nhiều người", "Giết trẻ em" và "Giết phụ nữ đang mang thai" theo Điều 93 Bộ luật hình sự, TAND tỉnh Bắc Ninh đã tuyên tử hình đối với Nguyễn Đức Tiềm. Ngoài ra, buộc gia đình Tiềm phải bồi thường hơn 200 triệu đồng cho các nạn nhân.
Con gái rủ bạn trai giết mẹ cướp dây chuyền vàng
Sáng 15/8 khi cháu Nguyễn Thị Diễm My (SN 2000) đi ngủ ở nhà bà ngoại về nhà, thì thấy cửa trước nhà đóng kín. Cháu vội đi cửa sau để vào nhà. Vừa mở cửa cháu thét lên khi trông thấy cảnh tượng mẹ mình bất tỉnh, bị trói chặt, xây xước đầy mình.
Nghe tiếng thất thanh, hàng xóm bên cạnh chạy sang xem sự tình, thì thấy bà Cương đã tắt thở từ lâu. Được tin, lực lượng dân quân xã cùng công an nhanh chóng xuống bảo vệ hiện trường.
Theo như hồ sơ công an thì bà Cương chết trong tư thế nằm nghiêng, đầu dựa vào cột, hai tay chị bị trói ngược ra sau và khóa vào cột bằng một dây xích sắt. Hai chân bà cũng bị cột chặt vào chân giường bằng chăn, miệng bị nhét đầy vải khiến không kêu la được, đồ đạc trong nhà không có dấu hiệu bị lục xới.
Kết luận ban đầu của cơ quan công an, bà Cương chết là do đa chấn thương, chủ yếu là ở vùng đầu, mặt và cổ, thân mình đã tím tái. Sau khi khám nghiệm tử thi, cán bộ pháp y cho rằng, rất có thể bà Cương đã chết trong khoảng thời gian từ 20h đến 21h, ngày 14/8/2012.
Thời gian bà Cương ở nhà một mình. Một điều đáng lưu ý là sợi dây chuyền trên cổ khoảng hơn 4 chỉ vàng mà bà vẫn đeo thường ngày đã bị mất. Từ những cơ sở đó, cơ quan điều tra cho rằng đây chắc chắn là một vụ án giết người cướp của, hung thủ đã ra tay tàn độc trước khi cố gắng lấy đi tài sản trên người nạn nhân.
Khi vụ án xảy ra, người nhà nạn nhân đã đinh ninh rằng, Nguyễn Thị Kim Ngân con gái bà Cương và bạn trai Đặng Văn Út có liên quan đến cái chết của nạn nhân Trịnh Thị Cương. Sáng 20/8, CQĐT Công an tỉnh Bến Tre đã phê chuẩn lệnh tạm giam 4 tháng đối với 2 đối tượng về hành vi “Giết người”, “cướp tài sản” để phục vụ công tác điều tra, truy tố trước pháp luật.
Nước mắt chảy xuôi
Được hỏi về phần yêu cầu, bà Trần Thị Ngọc (mẹ của bị cáo Tuấn lẫn nạn nhân Thanh) chẳng nói nên lời. Mãi một lúc sau, người phụ nữ mới có thể thốt lên nỗi lòng của mình. Một đứa con đã chết, đứa còn lại vào tù, nỗi đau của bà là quá lớn. Là đại diện của bị hại nhưng cũng là người sinh ra bị cáo, bà chẳng yêu cầu gì đối với cậu con trai. Hôm nay đến đây, người phụ nữ này chỉ xin HĐXX xem xét giảm nhẹ để Tuấn được hưởng mức án nhẹ nhất để sớm trở về phụ bà nuôi con. Vừa nói đôi mắt đỏ quạch của người mẹ không rời tấm lưng to bè của đứa con tội lỗi đang đứng trước vành móng ngựa.
Chị Huỳnh Thị Mỹ Phượng (vợ Thanh) cũng chỉ biết khóc mà không yêu cầu gì ở cậu em chồng. Dù chỉ là con dâu nhưng chị hiểu rõ tâm tính từng người trong gia đình. Anh Thanh không nghề nghiệp nhưng thích rượu chè nên thường xuyên gây gổ với vợ, với mẹ. Tuấn hiền lành, hiếu thảo, đi làm phụ hồ để phụ mẹ nuôi con. Vậy mà chỉ vì một phút thiếu kìm chế, Tuấn và Thanh đã khiến tình thâm chia lìa.
Tâm lý của bà Ngọc và chị Phượng cũng là tâm lý chung của người nhà nạn nhân trong các vụ án giết hại người thân thuộc. Dù có đau đớn vì mất mát người thân, nhưng người mất đã mất rồi, người sống tù tội và mang nỗi đau dai dẳng mới là nỗi ám ảnh khó nguôi ngoai của những gia đình thân tộc sát hại nhau này.
"Nước mắt chảy xuôi" cũng là điều lý giải cho hiện tượng gia tăng tội phạm giết người vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt nói trên. Theo phân tích của chuyên gia phân tích tội phạm học, trong thời gian gần đây đã có nhiều gia đình, trong đó cha mẹ không quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho con cái, mà phần lớn đều có tâm lý chung là chuyển giao nghĩa vụ này cho nhà trường và các thầy cô giáo.
"Nhưng nhà trường và các thầy cô giáo chỉ chú trọng đến việc giáo dục và chăm lo đến sự phát triển về tri thức, vì thế việc giáo dục về nhân cách cho con cái và thế hệ học sinh, sinh viên vẫn cần sự quan tâm chăm sóc, chia sẻ, động viên, giúp đỡ giáo dục nhân cách từ bố mẹ, ông bà, người thân trong gia đình", vị chuyên gia này nói.
Đáng nói là, khi vô tình quên đi công việc giáo dục, quên nghĩa vụ với gia đình và những người thân tộc, khi không hiểu biết được đúng đắn ý nghĩa của "giọt máu đào" và "ao nước lã" thì những tên tội phạm như Nguyễn Đức Tiềm, Thành, hay Ngân nói trên sẽ còn xảy ra.
Các bậc phụ huynh và mỗi gia đình cần nhớ rằng dân tộc ta có truyền thống uống nước nhớ nguồn, trọng tình cảm, sống nghĩa tình và đoàn kết… Do đó, mỗi thành viên trong gia đình và các thế hệ trong gia đình phải luôn thương yêu, tôn trọng và giúp đỡ động viên nhau để cùng phát triển.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn