“Các bác sỹ bảo bệnh của em chỉ có cách… cưa chân”

Chủ nhật - 29/04/2018 19:10
(Hatinhnews) - Mắc bệnh phong, Tiền đã mất đi chiếc chân phải. Từ Quảng Ngãi ra Bệnh viện Phong, da liễu Trung ương Quỳnh Lập để chạy chữa với hi vọng giữ được chiếc chân còn lại. Thế nhưng căn bệnh đã ăn vào máu, em đang đứng trước nguy cơ mất nốt chiếc chân còn lại.

            
          Cậu học trò khôi ngô này đang đối mặt với nguy có mất nốt chiếc chân còn lại

Trong một lần công tác tại Bệnh viện Phong - da liễu Trung ương Quỳnh Lập đóng tại xã Quỳnh Lập, Quỳnh Lưu, Nghệ An chúng tôi đặc biệt chú ý tới một người đàn ông. Không phải là bệnh nhân ở đây nhưng ông Lê Thành đã khóc khi chúng tôi hỏi thăm. Từ Quãng Ngãi, ông cơm đùm cơm nắm đưa đứa con trai út ra đây chữa bệnh với hi vọng giữ được cho nó cái chân còn lại. Thế nhưng, hy vọng đó đang tắt dần…

Ở vùng đất Hành Trung (Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) nghèo khó, khi phát hiện ra đứa con út Lê Hà Tiền (SN 1991) mắc bệnh lạ, chân phải cứ thối dần thịt, đau đớn không bước đi nổi, ông đã hoảng hốt bế con đi khắp các bệnh viện trong Nam ngoài Bắc. Ai mách phương thuốc gì ông Thành cũng cố kiếm cho bằng được. Ông bất lực khi căn bệnh quái ác đã cướp mất của Lê Hà Tiền - con trai của ông chiếc chân phải. Lúc đó, người ta mới biết chính xác “căn bệnh lạ” đó là bệnh “hủi”. Căn bệnh đã ngấm vào máu, hành hạ thằng bé khiến nó sống khổ sống sở. Để cứu con, năm 2000, ông quyết định đưa Tiền ra Nghệ An để chạy chữa.

Để vợ và hai thằng con cả ở nhà, ông khăn gói theo con ra định cư tại làng phong Quỳnh Lập này. Thằng Tiền được hưởng chế độ chăm sóc đối với bệnh nhân của làng nhưng ông thì không. Hai bố con được phân một gian nhà be bé để trú ngụ. Thằng bé bệnh tật nhưng ham học lắm, không không nỡ để con phải chịu cảnh thất học nên ngày hai buổi cõng con tới trường. Con vào lớp, bố vác cuốc ra rừng làm cỏ thuê, đi bốc mộ để kiếm thêm ít đồng duy trì cuộc sống cho hai bố con và tiếp tế cho bà vợ ốm yếu ở quê nuôi 2 đứa con.

                
                      "Chết tôi không sợ, chỉ sợ không còn chăm sóc cho con"

Đôi bàn tay rớm máu, chai cứng nhưng thành tích học tập của đứa con tật nguyền đã tiếp thêm động lực cho ông. Cũng bởi bệnh tật hành hạ nên mãi đến năm 21 tuổi, Tiền mới học tới lớp 12. Ấy thế nhưng em chẳng bao giờ thấy mặc cảm khi học cùng lớp với các bạn ít tuổi hơn mình rất nhiều. Cũng bởi vì thế mà vượt qua nỗi đau bệnh tật, Tiền đã có nhiều động lực vươn lên trong học tập.
Cô Nguyễn Thị Yến - Chủ nhiệm lớp 12B, Trường THPT Bắc Quỳnh Lưu cho biết: “Lớn tuổi hơn các bạn trong lớp nên Tiền ra dáng anh cả lắm, luôn pha trò, là chỗ dựa về mặt tinh thần cho các bạn trong lớp và là nhân tố tích cực trong các hoạt động đoàn, hội của lớp. Dù bệnh tật hành hạ cơ thể, nhiều khi phải nghỉ học dài ngày để chữa bệnh nhưng Tiền luôn có ý thức tự học và học khá đều các môn. Trong suốt 3 năm qua, Tiền luôn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, học kỳ 1 vừa rồi đạt điểm tổng kết 7,2 điểm. Đó là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực của em ấy”.

Hồi còn học cấp 2, trường học trong xã nên ngày ngày bố chở Tiền trên chiếc xe đạp cọc cạch tới lớp. Lên cấp 3, trường xa nhà gần 20 cây số, Tiền phải ở trọ để quyết tâm theo đuổi nghiệp đèn sách. Với căn bệnh của mình, Tiền sống gần như tách biệt với mọi người. Cứ đều đặn cuối tuần lại đạp xe về thăm bố. Thương con vất vả, sợ đi lại với cái chân cụt đến gối và chiếc chân còn lại đang thối dần da thịt, ông Thành vay mượn mua cho Tiền một cái xe máy cũ. Có xe, việc đi lại cũng đỡ vất vả hơn.

“Hồi trước tôi còn đi làm thuê làm mướn nên ngoài khoản hỗ trợ của Nhà nước dành cho bệnh nhân phong thì hai bố con cũng có đồng vô đồng ra. Từ năm ngoái đến giờ không hiểu răng mấy đầu ngón tay, ngón chân tê dại, xương sống đau không làm được chi cả. Tui chết chỉ sợ không ai chăm sóc thằng Tiền, mẹ nó ở nhà cũng già yếu rồi, hai thằng anh lập gia đình, làm thuê ở mãi miền Nam, cũng chật vật lắm. Cái chân phải của nó chữa mãi không khỏi, giờ cùi ăn hết cả bàn chân rồi, phải băng bó suốt ngày, không khéo phải đi cưa bỏ như chân trái”, ông Thành cố nén tiếng thở dài.

Trọ học một mình, lại mắc phải căn bệnh “hủi” nên Tiền rất tự ti, không muốn làm phiền người khác nên tất cả sinh hoạt hàng ngày em đều tự làm. Ít ai biết rằng, ngoài những phút vui cười trên lớp, Tiền phải chịu đựng một nỗi niềm không thể chia sẻ với ai: 21 tuổi nhưng vẫn phải mặc bỉm bởi căn bệnh hẹp bàng quang khiến em không thể tự chủ trong việc tiểu tiện. Chính vì thế, trong sinh hoạt thường ngày, Tiền càng sống khép kín hơn. Có những hôm, bữa trưa của cậu học trò nghèo chỉ có mỳ tôm hoặc chiếc bánh mỳ. “Em được đi học đã là may mắn lắm rồi. Em phải cố thôi chị ạ, bố em đã vất vả nhiều rồi” Tiền nói.

Cách đây 2 tháng, Tiền phải xin nghỉ học 2 tuần để chữa trị vết thương ở chân trái. Các bác sỹ cũng chỉ có thể cắt bỏ phần thịt hoại tử ở lòng bàn chân và ngón chân chứ không thể xử lý được nhiều hơn. “Bác sỹ bảo bệnh của em không chữa được, cắt bỏ phần thịt thối là để làm chậm quá trình lây lan của bệnh thôi. Trong tương lai gần có khi em cũng không thể giữ được chiếc chân còn lại này nữa”, đôi mắt cậu học trò ngân ngấn nước.

Tiền đang dự định đăng ký dự thi vào ngành Công nghệ thông tin nhưng trước mắt phải vượt qua kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. “Em không rõ mình có thuộc diện được miễn thi ĐH không nữa. Dù thi xong tốt nghiệp THPT em phải nghỉ một thời gian dài để chữa trị nhưng em cũng đăng ký thi vào ngành Công nghệ thông tin Trường ĐH Vinh. Nếu may mắn đỗ ĐH thì em sẽ xin bảo lưu kết quả. Nhưng cũng có thể em sẽ phải từ bỏ giấc mơ của mình để đi làm, kiếm tiền nuôi bố, bố em cũng già rồi, mà em thì có lẽ phải gắn bó với làng phong này suốt đời…”, Tiền buông lửng câu nói ở đó. Tôi hiểu, bên cạnh nỗi đau bệnh tật giày vò, em còn phải “gánh” nhiều nỗi lo lắng khác nữa.


Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Em Lê Hà Tiền - Lớp 12B Trường THPT Bắc Quỳnh Lưu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An

ĐT: 01687 548 511

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269


Theo Dân trí

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây