Theo bản Kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Bộ Công an về vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), thực hiện đề án được Chính phủ phê duyêt, PVN đã thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN được cùng tham gia góp vốn để thành lập mới một Ngân hàng TMCP với tỷ lệ năm giữ của Tập đoàn trên 50% vốn điều lệ.
Trên cơ sở đó, PVN đã thực hiện các thủ tục để thành lập Ban trù bị Ngân hàng TMCP Dầu khí, sau đó đổi thành Ban trù bị Ngân hàng TMCP Hồng Việt (NH Hồng Việt).
Tuy nhiên, đến tháng 7/2008, Chính phủ có chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên PVN đã thực hiện thủ tục rút vốn, không tiếp tục tham gia góp vốn thành lập NH Hồng Việt nữa.
Thời điểm này, NH TMCP Nông thôn Hải Hưng được Hà Văn Thắm mua lại cổ phần và làm thủ tục đổi tên thành OJB và đảm nhận chức vụ Chủ tịch HĐQT.
Tháng 9/2008, Nguyễn Xuân Sơn (nguyên TGĐ Cty CP Tài chính Dầu khí, Trưởng Ban trù bị NH Hồng Việt) có bàn bạc với Thắm về việc đàm phán PVN góp vốn trở thành cổ đông chiến lược của OJB vì OJB đang có nhu cầu tăng vốn điều lệ để hoạt động và được Thắm đồng ý.
Sau đó, ngày 17/9/2008 Thắm được Sơn mời đến trụ sở của PVN gặp ông Đinh La Thăng (Chủ tịch HĐQT PVN) cùng Nguyễn Ngọc Sự (Phó TGĐ PVN), Sơn và Nguyễn Mạnh Hà (Chuyên viên Ban trù bị NH Hồng Việt) để thống nhất thỏa thuận PVN tham gia góp vốn khi OJB tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ lên 2.000 tỷ bằng hình thức PVN góp 20% vốn điều lệ (tương đương 400 tỷ) và các cổ đông là cán bộ công nhân viên của PVN tham gia góp vốn thành lập NH Hồng Việt với 10% vốn điều lệ OJB.
Đồng thời OJB tiếp nhận số cổ đông này về làm việc và tiếp nhận cơ sở vật chất, thiết bị đã được Ban trù bị NH Hồng Việt đầu tư, mua sắm.
Ảnh minh họa (Nhật Anh) |
Đến ngày 18/9/2008, ông Sự ký văn bản số 140B/CBNB-NNS gửi ông Thăng báo cáo kết quả đàm phán với Thắm kèm theo đánh giá: “…OJB là NH có quy mô nhỏ, khả năng thanh khoản thấp;… trong bối cảnh kinh tế hiện tại OJB đứng trước khó khăn trong vấn đề huy động vốn với lãi suất hợp lý để cân đối với nguồn sử dụng…OJB thuộc nhóm tổ chức tín dụng (TCTD) có xếp hạng Trung bình khá trong số các NH TMCP…”.
Theo quy định thì PVN phải tổ chức họp HĐQT và xin ý kiến thành viên nhưng cùng ngày 18/9/2008, ông Thăng đã ký Thỏa thuận số 6934/TTHT-PrtroVietNam&Oceanbank với Thắm để PVN tham gia góp vốn vào OJB theo các nội dung hai bên thống nhất.
Sau khi ký thỏa thuận với Thắm, đến ngày 22/9/2008, ông Thăng có bút phê “xin ý kiến các thành viên HĐQT” trên văn bản số 140B/CBNB-NNS của ông Sự.
Đến ngày 29/9/2008, ông Sự ký tiếp văn bản số 146/CBNB-NNS gửi HĐQT báo cáo kết quả đàm phán với OJB bổ sung tập hợp ý kiến cổ đông OJB và báo cáo đánh giá hoạt động của OJB “…OJB là NH có quy mô nhỏ, tổng tàu sản đến tháng 6/2008 là hơn 10 ngàn tỷ. Trong quý II/2008, OJB không tiếp tục trích lập dự phòng rủi ro tín dụng mặc dù các tài khoản vay dưới chuẩn vẫn gia tăng…
Hiện nay OJB đang đứng trước bài toán nặng nề nhất về khả năng đứng vững và có thể phát triển trong giai đoạn thị trường tài chính tiền tệ đang có nhiều biến động, cạnh tranh khốc liệt ở một tương lai gần khi khả năng thanh khoản kém, vốn và tiềm lực tài chính thấp, chất lượng tài sản thấp,…”
Đến ngày 30/9/2009, trong một cuộc họp HĐQT PVN do ông Thăng chủ trì và các thành viên gốm ông Trần Ngọc Cảnh (TGĐ, thành viên HĐQT), bà Phan Thị Hòa, ông Hoàng Xuân Hùng, ông Đỗ Văn Đạo (đều là thành viên HĐQT) cùng ông Sự và Sơn tham dự. Ngoài những nội dung khác, ông Sơn có báo cáo việc OJB với PVN tham gia góp vốn, trong đó PVN 20%, cán bộ nhân viên 10%.
Như vậy, sau ngày 30/9/2009 các thành viên khác trong HĐQT PVN mới biết được PVN có chủ trương góp vốn vào OJB và ông Thăng ký thỏa thuận góp vốn với Chủ tịch HĐQT OJB.
Bài viết tới chúng tôi sẽ đề cập tới những lần góp vốn của PVN vào OJB khiến PVN mất trắng 800 tỷ đồng...
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn