Dự án có tổng mức đầu tư 89 tỷ đồng, từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu củng cố, nâng cấp các tuyến đê từ Quảng Nam đến Quảng Ninh.
Nguồn vốn này để phục vụ công trình các tuyến đê biển bảo vệ trực tiếp các khu vực dân cư tập trung, phải được thiết kế bảo đảm an toàn chống gió bão cấp 12 với mực nước triều trung bình tần suất 5%. Các tuyến đê ngoài, đê bảo vệ sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản chống được gió bão cấp 9, chấp nhận một phần sóng biển leo tràn qua đỉnh đê khi gió bão vượt mức thiết kế nhưng không gây vỡ đê.
Công trình do Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Mỹ Hưng (đóng tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà) thi công. Với chiều dài chỉ 1,26km nhưng tiêu tốn mức tổng đầu tư tới 89 tỷ đồng (gần 80 triệu đồng/1m chạy), tuyến đê này có thể được coi là đê “dát vàng”.
Nguồn vốn “khủng” là vậy nhưng theo ông Dương Kim Dũng - cán bộ kỹ thuật Ban Xây dựng cơ bản huyện Lộc Hà thì nó chỉ chịu được sức bão giật cấp 10? Và hiện nay, chỉ sau một trận bão thân đê đã “vỡ vụn”, bờ kè bị hư hỏng nghiêm trọng.
Dư luận đặt ra câu hỏi, với số tiền đắt đỏ bỏ ra để thu về một dự án “yếu ớt” như thế này liệu có xứng tầm.
Mái đê xuất hiện nhiều điểm lún sâu, hư hỏng nặng chỉ sau một cơn bão. Ảnh: HY
Không chỉ là tuyến đê ngăn mặn, bảo vệ trực tiếp các khu dân cư tập trung mà đây còn là điểm nhấn du lịch, bộ mặt của Khu du lịch biển Xuân Hải (là điểm thu hút đông đảo khách du lịch của huyện Lộc Hà). Thế nhưng, nhìn những hình ảnh nham nhở, nhếch nhác như hiện nay khiến người dân hết sức lo lắng về sự an toàn của đoạn đê biển cũng như mỹ quan của một địa điểm du lịch.
Dưới đây là những hình ảnh mà PV ghi lại được từ bờ đê hàng chục tỷ đồng bị hư hỏng nghiêm trọng sau cơn bão số 10:
Bê tông dày hơn 30cm bị bẻ gãy một cách dễ dàng, khiến người dân bất an. Ảnh: HY
Nếu không sớm được khắc phục thì toàn bộ tuyến đê sẽ bị đặt trong tình trạng mất an toàn. Ảnh: HY
Hình ảnh một khu du lịch nham nhở, nhếch nhác là những gì còn lại sau cơn bão số 10. Ảnh: HY
Hải Yến
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn