Ông Alan Phạm
Sự phục hồi của kinh tế Mỹ hiện rất yếu và dễ đổ vỡ, khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới đang đứng trước nguy cơ suy thoái kép. Thêm vào đó, thị trường châu Âu đang bị suy yếu đáng kể bởi cuộc khủng hoảng nợ công ở một số quốc gia thành viên, trong khi lãnh đạo các nước này còn thiếu thống nhất trong việc giải quyết khủng hoảng nợ công, làm cho tương lai của đồng euro đang bị nghi ngờ. Diễn biến này khiến dòng vốn của nhà đầu tư châu Âu và Mỹ sẽ có sự dịch chuyển và điểm đến lý tưởng là các thị trường mới nổi, trong khi ngoại trừ Trung Quốc, Việt Nam cùng với Indonesia và Malaysia là ba thị trường mới nổi ở châu Á thường xuyên được nhà đầu tưu nước ngoài tìm kiếm cơ hội giải ngân nhiều nhất.
Sau hơn nửa năm kiên trì thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, tình hình vĩ mô của ViệtNamdưới con mắt của các NĐT nước ngoài đã có bước cải thiện tích cực. Các NĐT nước ngoài cũng tin rằng, tình hình này sẽ còn tốt hơn nữa trong năm 2012. Theo đó, tuy tốc độ tăng GDP chậm lại, nhưng trật tự vĩ mô đang từng bước được thiết lập chặt chẽ, qua đó góp phần tiếp tục kéo lạm phát giảm thêm và tỷ giá không còn biến động nhiều. Đây là hai yếu tố mà các NĐT nước ngoài luôn theo dõi sát khi đầu tư vào ViệtNam. Bởi vậy, khi các chỉ số vĩ mô của năm 2011 được công bố ngay trong đầu năm 2012, NĐT sẽ cân nhắc để đưa ra quyết định giải ngân.
Theo ông, NĐT nước ngoài giải ngân vào nhóm cổ phiếu nào?
Hình thức giải ngân của NĐT nước ngoài rất đa dạng, tuỳ theo diễn biến của thị trường trong từng thời điểm cụ thể. Họ tiếp tục chờ đợi cơ hội để tham gia các đợt bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của các doanh nghiệp nhà nước lớn, điển hình như Tổng công ty Hàng không Việt Nam, hay các đợt phát hành tăng vốn của các ngân hàng, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có tiềm năng tăng trưởng tốt, quản trị rủi ro chặt chẽ. Xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân có hiệu năng kinh doanh tốt, quản trị minh bạch… để tìm kiếm lợi nhuận khi niêm yết tiếp tục được NĐT nước ngoài nhắm tới. Theo đánh giá mới nhất của nhiều NĐT nước ngoài, giá cổ phiếu Việt Nam hiện rẻ nhất so với các thị trường trong khu vực Đông Nam Á, trong đó nhóm cổ phiếu blue-chip, nhất là VNM và FPT đang thu hút sự quan tâm của nhiều NĐT lớn.
Nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn, mà mới đây nhất là PetroVietnamvừa phải hoãn kế hoạch phát hành 500 triệu USD trái phiếu quốc tế do chi phí quá cao. Còn như phân tích của ông, thì cơ hội để Petro Vietnam, cũng như nhiều doanh nghiệp khác huy động vốn từ NĐT nước ngoài trong năm 2012 là có với chi phí dễ chịu hơn so với hiện tại?
Với tình hình vĩ mô của ViệtNamđang tốt dần lên, định mức tín nhiệm của quốc gia cũng như của nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn sẽ có cơ hội được cải thiện trong thời gian tới. Khi đó, các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn qua phát hành trái phiếu quốc tế trong năm 2012 sẽ đạt được mục tiêu với lãi suất mềm hơn so với hiện tại, nhưng khó thấp hơn mức 7-8%. Thực tế, nhiều NĐT lớn của châu Âu và Mỹ đang có nhu cầu giải ngân qua kênh đầu tư này, nên đây là cơ hội tốt để các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có uy tín triển khai kế hoạch huy động vốn từ thị trường quốc tế trong năm tới.
VinaCapital dự định thành lập 2 quỹ đầu tư mới với giá trị khoảng 600 triệu USD trong năm 2012. Có phải đây là một trong những nỗ lực để hiện thực hoá quyết định giải ngân của NĐT nước ngoài ngay trong năm tới, thưa ông?
Theo kế hoạch, năm 2012, VinaCapital sẽ thành lập 2 quỹ đầu tư mới, với giá trị mỗi quỹ khoảng 300 triệu USD. Đích ngắm của các quỹ đầu tư này là giải ngân vào các dự án nhà có mức giá trung bình, để đảm bảo tính thanh khoản. Ngoài ra, các quỹ đầu tư này cũng sẽ tính toán để đưa ra quyết định giải ngân hợp lý vào TTCK khi cơ hội trở nên rõ nét hơn và dự kiến sớm nhất là trong đầu năm 2012.
Theo Đầu tư Chứng khoán
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn