Bà Mai Kiều Liên - chủ tịch HĐQT Vinamilk
Bà Mai Kiều Liên sinh năm 1953, là chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), là người Việt Nam duy nhất trong số 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á bình chọn bởi Forbes. Khởi nghiệp với tấm bằng kỹ sư công nghệ chế biến sữa từ năm 1976, qua nhiều năm bà đã vươn lên để trở thành người lãnh đạo cao nhất của Vinamilk, đóng góp rất lớn trong việc xây dựng Công ty Sữa Việt Nam có được vị thế như hiện nay
Forbes mô tả bà Liên là người ‘đã xây dựng Vinamilk trở thành không những là một trong những thương hiệu của Việt Nam có lợi nhuận nhất mà còn là được kính trọng trên khắp châu Á’ sau khi doanh nghiệp này cổ phần hóa vào năm 2003 và bà trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị.
Vinamilk hiện được đánh giá là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam với doanh số hàng năm gần 1 tỷ đôla.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh - chủ tịch HĐQT Cơ điện lạnh (REE)
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh sinh ngày 25/12/1952 tại Tây Ninh, tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Karl Marx Stadt (Đức) 1982 và có hơn 25 năm trên cương vị lãnh đạo.
Bà được xem là “hoa lạc giữa rừng gươm” trong một ban lãnh đạo có tới 16/17 người là nam giới và cũng là người phụ nữ duy nhất trong danh sách này.
Bà đầu quân cho REE từ năm 1982, đến 1986 thì REE vẫn đang là một công ty nhà nước. Chính người phụ nữ này là người đã góp công đầu trong việc cổ phần hóa công ty này từ những năm 1992-1993, đưa REE (CTCP Cơ điện lạnh) trở thành 1 trong 2 mã cổ phiếu đầu tiên giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngoài ra, bà Thanh cũng từng giữ chức thành viên HĐQT Sacombank trước khi chuyển giao vị trí này cho con trai là ông Nguyễn Ngọc Thái Bình.
Lão bà Tư Hường – chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàn Cầu
Tập đoàn Hoàn Cầu kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, từ bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng, đến trung tâm thương mại, ngân hàng và khu công nghiệp…
Lão bà Tư Hường sinh năm 1936.Năm 1993, bà Hường thành lập công ty TNHH Hoàn Cầu, chuyên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Doanh nghiệp này có 10 công ty thành viên, tổng vốn điều lệ (tính đến năm 2010) khoảng gần 6.000 tỷ đồng.
Ngoài đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, bà Hường còn sở hữu lượng cổ phần lớn tại ngân hàng Nam Á. Không phải người điều hành trực tiếp mà chỉ giữ chức vụ cố vấn HĐQT của ngân hàng Nam Á nhưng bà Hường là cổ đông cá nhân lớn thứ ba tại đây với tỷ lệ nắm giữ lên tới 9,5% vốn. Tính đến năm 2011, 5 thành viên trong gia đình bà Hường sở hữu tới 20% vốn của ngân hàng Nam Á, tương đương khoảng 600 tỷ đồng. Trong đó, con gái và con trai cả của bà lần lượt giữ vị trí chủ tịch và phó chủ tịch HĐQT ngân hàng.
Bà Cao Thị Ngọc Dung – chủ tịch HĐQT PNJ
Hiện nay, Cao Thị Ngọc Dung đang nắm giữ vai trò chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận. Vị trí này chị đã giữ được gần trọn 10 năm (từ năm 2004 đến nay).
Song song đó, bà Dung còn đảm nhiệm nhiều cương vị lãnh đạo, quản trị ở những DN khác mà PNJ là cổ đông lớn như chủ tịch HĐQT Cty CP Địa ốc Đông Á – chức vụ chị nắm giữ còn “thâm niên” hơn cả tại PNJ.
Ngoài ra, trước đó nữa, chị còn đảm nhiệm chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Á, chủ tịch HĐQT Cty CP Năng lượng Đại Việt… và nhiều vị trí ở những Cty khác nhau.
PNJ từng được tổ chức Plimsoll (Anh) đánh giá và xếp hạng thứ 16 trong 500 Cty trang sức lớn nhất trong khu vực Châu Á.
Sếp nữ Cao Thị Ngọc Dung từng được vinh danh trong Top 5 nữ CEO quyền lực, Top 5 doanh nhân xuất sắc nhất VN trong Giải thưởng “Ernst & Young – Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp năm 2012” do VCCI phối hợp cùng Ernst & Young thực hiện.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn