Theo đó, đề án đặt mục tiêu xây dựng ngành trồng trọt phát triển bền vững, có cơ cấu cây trồng phù hợp, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhằm tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, đảm bảo an ninh lương thực, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần bảo vệ môi trường; phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển một số cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, có thương hiệu và thị trường tiêu thụ ổn định.
Đề án tập trung phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển một số cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa lớn |
Trên cơ sở các mục tiêu chung, đề án phấn đấu đến năm 2015, đưa giá trị ngành trồng trọt (theo giá so sánh) đạt 1.500 tỷ đồng; đưa giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp đạt trên 65 triệu đồng/ha; đưa tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong các khâu canh tác của cây lúa cũng như việc bảo quản, chế biến một số sản phẩm chủ lực (lúa, lạc, rau, cam, bưởi, chè) đạt trên 85%...
Để đạt các mục tiêu đề ra, đề án đưa giải pháp tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cơ cấu cây trồng đối với các vùng sinh thái; đẩy mạnh công tác du nhập, khảo nghiệm các giống mới có năng suất, chất lượng cao để có cơ sở bổ sung, thay thế giống mới có thời gian sinh trưởng phù hợp với thâm canh, tăng vụ, có năng suất cao, chất lượng tốt; xây dựng chế độ luân canh, xen canh phù hợp trên từng chân đất nhằm nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất và hiệu quả sản xuất; tập trung xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất theo hướng hàng hóa, mô hình áp dụng công nghệ cao, mô hình sản xuất VietGAP, mô hình giới thiệu các giống cây mới, mô hình áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến; củng cố và đổi mới phương thức hoạt động các HTX; xúc tiến thành lập các hiệp hội ngành hàng để tạo điều kiện tương trợ lẫn nhau, giải quyết những vấn đề khó khăn nhằm tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường…
Theo Báo Hà Tĩnh
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn