Sứa giả
Báo VnExpress dẫn nguồn tin cho biết, cảnh sát Trung Quốc vừa triệt phá hai xưởng sản xuất sứa giả và ước tính hơn 10 tấn hàng có thể đã len lỏi vào các chợ thực phẩm địa phương, đến tay người tiêu dùng.
Cảnh sát thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, đơn vị dẫn đầu cuộc điều tra, cho biết ban đầu họ phát hiện một cơ sở do ông Yuan, người sản xuất và bán sứa giả tại chợ, điều hành.
Theo BBC, trong gần một năm đi vào hoạt động, cơ sở này lãi hơn 170.000 nhân dân tệ (26.000 USD) nhờ việc sản xuất hàng giả. Cảnh sát đã tịch thu hơn 150 kg sứa nhân tạo tại chợ.
Ông Yuan sau đó đã dẫn các nhà điều tra đến một xưởng chế biến lớn hơn tại thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô, do ông Jia quản lý. Ông Jia là "thầy" đã dạy cho ông Yuan cách làm sứa giả. Tại đây, cảnh sát tịch thu thêm một tấn sứa.
Trong vòng một năm, ông Jia và đồng bọn có khả năng sản xuất hơn 10 tấn sứa giả với lợi nhuận hơn 100.000 nhân dân tệ.
Ông Yuan khai rằng sứa giả được làm bằng cách trộn lẫn 3 hóa chất là axit alginic, phèn amoni và canxi colorua khan. Thử nghiệm cho thấy chúng còn chứa một hàm lượng aluminium lên tới 800 mg/kg, gấp 8 lần giới hạn cho phép ở Trung Quốc.
Sau khi thành phẩm, hàm lượng nhôm trên 1 kg sứa lên tới 800 mg, vượt 8 lần giới hạn an toàn ở Trung Quốc. Ban an toàn thực phẩm thuộc cảnh sát Hồ Châu cho biết lượng aluminium lớn có thể gây tổn hại xương, thần kinh và trí nhớ, đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già.
Báo Chất lượng Việt Nam thông tin thêm, bình thường, để nuôi được 0,5 kg sứa đến lúc thành phẩm phải mất 40 ngày, với giá bán buôn trung bình từ 100.000 - 130.000đ. Trong khi đó, sứa nhân tạo có giá rẻ hơn 1 nửa bởi sản xuất ít tốn thời gian.
Theo nhận định từ các chuyên gia sức khỏe Trung Quốc, việc ăn quá nhiều loại sứa kém chất lượng này còn gây ra cơ số những nguy hại đối với sức khỏe. Trong sứa giả, Alginate là một chất phụ gia làm đông ít gây nguy hại. Tuy nhiên, chất này lại chứa nhiều cellulose. Nếu hấp thụ quá nhiều cellulose lại ảnh hưởng không nhỏ tới hàm lượng các chất dinh dưỡng khác.
Thành phần làm sứa giả có chứa amoni nhôm sulfat. Khi cơ thể phải tiếp nhận lượng nhôm quá lớn, việc hấp thụ canxi và sắt sẽ bị suy giảm, hậu quả kéo theo đó là thiếu máu, loãng xương. Về lâu về dài, toàn bộ khung xương có thể bị tổn hại mà khó lòng chữa trị, phục hồi.
Đặc biệt, sứa giả tẩm hóa chất độc hại còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí phá hỏng hệ thần kinh, tăng nguy cơ thiểu năng ở trẻ nhỏ, suy nhược thần kinh ở người lớn và bệnh Alzheimer đối với người cao tuổi.
Cá, mực, bạch tuộc… từ cao su
Công nghệ làm mực giả này đã có ở Việt Nam. Mực giả bằng cao su có phần lưng màu đỏ tía, luộc lâu màu vẫn không phai, khi chưa luộc mực có độ đàn hồi rất cao, co giãn mạnh khi dùng tay kéo.Đặc biệt khi nướng, mực không cong vào tự nhiên mà vẫn thẳng đuột, có mùi cháy khét chứ không thơm. Nếu nhìn bằng mắt thường, ít ai có thể phân biệt được mà chỉ khi chế biến, mực giả mới “lộ mặt”.
Với sản phẩm mực xé sợi tẩm ướp thì khi ngâm vào nước, sợi mực sẽ nở to, trở thành một sợi cao su bóng, sáng.Giá của loại mực giả này chỉ từ 140.000 – 200.000 đồng/kg, trong khi mực thật giá dao động từ 450.000 – 700.000 đồng/kg.
Ở Trung Quốc từng xảy ra nhiều vụ người dân phản ánh qua đường dây nóng việc họ mua phải một loại cá có mùi nhựa, nghi ngờ là cá giả được làm từ chất keo, giá bán chỉ bằng 1/3. Những con cá này có độ dai hơn bình thường, dùng tay bóp không nát, kéo mạnh mới đứt. Đặc biệt khi được hơ trên lửa, phần đuôi cá nhanh chóng teo lại, nhưng thân cá gần như không biến đổi.
Sữa bột trẻ em
Theo Discovery News, vụ bê bối thực phẩm lớn nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Trung Quốc năm 2008 là cáo buộc sữa bột trẻ em của Trung Quốc được trộn chất melamine để vượt qua các cuộc kiểm duyệt về chất lượng dinh dưỡng. Hàm lượng melamine cao có thể gây bệnh sỏi thận và suy thận. Bộ y tế nước này thừa nhận gần 300.000 trẻ em mắc bệnh do sữa bột nhiễm melamine, hơn 54.000 trẻ sơ sinh phải nhập viện và có 6 ca tử vong. Thông tin về sữa bột nhiễm độc khiến hàng chục nước ban hành lệnh cấm nhập khẩu hoặc giám sát chặt chẽ thực phẩm Trung Quốc.
Trứng giả
Trứng giả xuất xứ từ Trung Quốc được làm bằng nhựa, keo, sodium alginate, bột thạch cao và canxi cacbonat, theo Time. Trứng giả bắt đầu lưu thông ở Trung Quốc vào những năm 1990. Loại trứng này thu hút người mua do giá rẻ với chi phí sản xuất chỉ bằng 1/2 trứng thật và một cá nhân có thể sản xuất 1.500 quả trứng giả mỗi ngày.
Quả óc chó
Năm ngoái, một thương lái ở thành phố Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc, đã làm giả quả óc chó bằng phương pháp tinh vi, theo Business Insider. Người này thu thập vỏ quả óc chó, bơm bê tông trộn giấy vào trong, sau đó dùng keo dán hai mảnh vỏ lại. Nhờ đó, doanh thu bán hàng tăng gấp đôi do người thương lái bán cả hạt óc chó nguyên vỏ và tách vỏ.
Thịt giả
Năm 2013, cảnh sát Trung Quốc bắt giữ 904 cá nhân vì dùng thịt cáo, chồn và chuột để giả thịt cừu. Các nhà chức trách đã thu giữ tổng cộng 20.000 tấn thịt bất hợp pháp. Không chỉ vậy, số thịt này còn mang dịch bệnh hoặc bị nhiễm độc.
Việc nguyên liệu thịt nguyên chất phải nhập về với giá thành không rẻ chút nào, các xưởng sản xuất bánh bao ở Trung Quốc đã không ngần ngại nghĩ tới việc thay thế thịt bằng “bìa giấy các tông”. Có thể bạn sẽ không tin đây là sự thật, song việc “bìa các tông” được sử dụng làm thịt là chính xác.
Bằng cách ngâm qua một lượt với xút ăn da, băm nhỏ ra và tẩm ướp các loại gia vị cùng với hương liệu thịt, các “tấm bìa các tông” đã thay thế thịt lợn để làm nhân bánh bao một cách hoàn hảo đến bất ngờ.
Rượu
Ước tính 30% rượu ở Trung Quốc là giả, theo Guardian. Rượu giả thường được sản xuất bất hợp pháp và kém vệ sinh. Các cơ sở sản xuất đựng rượu giả trong vỏ chai của các thương hiệu cao cấp và bán ra thị trường. Rượu giả không chỉ chứa cồn mà còn pha nhiều chất hóa học và thành phần độc hại, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của người uống như đau dạ dày, mù lòa và tử vong.
Gạo giả
Báo cáo thường nhật tại Hồng Kông vào năm 2009 đã thông báo về việc các phương tiện truyền thông tại Singapore phát hiện ra việc sản xuất hàng loạt các loại gạo giả ở Thái Nguyên, một thị trấn ở tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc. Thực tế cho thấy, đây là một loại hỗn hợp bao gồm khoai tây và khoai lang được đúc thành hình dạng có cùng kích cỡ với hạt gạo thông thường. Để loại “gạo giả” dễ qua mắt người sử dụng hơn, nhà sản xuất tại đây đã bổ sung thêm một số các hạt nhựa công nghiệp để tăng độ cứng cho những hạt “khoai” nói trên.
Mặc dù được chế biến rất công phu và tinh xảo, song loại “gạo giả” này lại dễ dàng bị phát hiện khi được nấu lên. Chúng trở thành những loại hạt giống như nhựa và cực kì khó ăn, ngay cả khi đã chín, chưa kể tới một loạt loại hóa chất độc hại cho sức khỏe con người.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn