Kim cương được mệnh danh là vua của các loại đá quý, Kim cương thiên nhiên là một tinh chất được tạo bởi nguyên tố Các bon tồn tại hàng trăm triệu năm, nằm sâu dưới lớp vỏ trái đất hàng trăm nghìn mét, cấu trúc của kim cương vô cùng hoàn hảo, độ cứng của kim cương vào loại bậc nhất. Kim cương có màu trắng hoặc phớt vàng, đặc biệt kim cương trong tự nhiên có những màu hiếm gặp như màu hồng, xanh...
Kim cương khi qua tay những người thợ tài ba nó được mài gọt rồi trở lên lấp lánh và vô cùng huyền ảo khiến cho bất kể một quý ông hay quý bà nào cũng mơ ước được sở hữu một viên.
Nhưng điều bất ngờ là Kim cương tự nhiên không thật sự phổ biến, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật những viên kim cương nhân tạo hay những loại đá giả kim cương đã thay chúng làm đẹp cho chị em trong ngành trang sức.
Kim cương nhân tạo dùng phổ biến trong ngành trang sức?
Với góc cắt đẹp, sắc sảo và giá thành tương đối hợp lý, đó là những ưu điểm của kim cương nhân tạo. Kim cương nhân tạo và vẻ đẹp của nó đã thu hút sự yêu thích và mong muốn sở hữu của nhiều người, nhất là phái nữ.
Hiện tại, thị trường đưa ra nhiều kiểu dáng đa dạng với đủ ánh lấp lánh chủ yếu có nguồn gốc từ Hồng Kông, Hà Lan, Bỉ...
Những chuyên gia kiểm định hay nhà kinh doanh kim cương lâu năm nếu bằng mắt thường cũng khó có thể phân biệt kim cương nhân tạo với kim cương thiên nhiên.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng giá thành của kim cương nhân tạo rất cao, do việc tạo ra môi trường giống như tự nhiên để cho ra đời kim cương nhân tạo vô cùng tốn kém và đắt hơn cả kim cương thiên nhiên nên thị trường trang sức thế giới rất hiếm khi dùng kim cương nhân tạo.
Những kim cương nhân tạo được quảng cáo rầm rộ trên thị trường, thực chất hầu hết chỉ là đá tổng hợp, thường là Đá Zirconia (Đá CZ) hay Moissanit.
Đá nhân tạo có ngoại hình rất giống kim cương, người ta sử dụng chúng để giảm giá thành các sản phẩm trang sức mỹ nghệ
Đá nhân tạo có nguồn gốc thế nào?
Đá Zirconia là tinh thể nhân tạo được sản xuất từ Zirconium - oxit, được tinh chế và ổn định trong nhiệt độ cao. Đá Cubic Zirconia được phát triển lần đầu tiên năm 1937 tại Viện Lebedev (của Liên bang Nga).
Đá Cubic Zirconia (CZ) - một loại giả Kim cương phổ biến
Đá Cubic Zirconia (CZ) là dạng tinh thể khối zirconium dioxide (ZrO2). Đây là loại kim cương giả được phổ biến rộng rãi trên thị trường ngày nay do có tính chất quang học hoàn hảo, chi phí sản xuất thấp.
Độ cứng của đá là 8-8,5 (thang độ cứng Mohs), thâp hơn rất nhiều so với kim cương, không giống như kim cương hay kim cương nhân tạo, Zirconia rất mau chóng trầy xước, xuống màu.
Moissanit (SiC) là khoáng vật Silicon Carbide, Moissanit có khả năng khúc xạ ánh sáng như kim cương và có độ cứng gần như Kim cương (9,5 điểm trên thang điểm Mohs). Có một thời gian dài người ta nhầm lẫn và cho rằng Moissanit chính là kim cương.
Một nhẫn trang sức có đính đá Moissanit đã được tinh chế và mài dũa (Ảnh internet)
Moissanit được đặt tên theo người phát hiện đầu tiên vào năm 1893 là Henri Moissan. Moissanite được chế tạo trong phòng thí nghiệm lần đầu tiên bởi Jöns Jacob Berzelius (người đã phát hiện ra silicon). Tuy nhiên, Edward Goodrich Acheson mới là người chính thức thương mại hóa Moissanite để dùng làm đá mài sắt và cắt công cụ.
Đặc biệt, độ dẫn nhiệt hoàn tương tự kim cương, vì vậy dùng bút thử kim cương trên cơ sở độ dẫn nhiệt thì hoàn toàn vô tác dụng. Moissanit được chế tác với nhiều kích thước khác nhau và là sự đánh đố trong thương trường mua bán kim cương hiện nay, giá chỉ bằng một phần rất nhỏ so với kim cương thiên nhiên.
Tinh thể Moissanite với độ tinh khiết cao có thể được sử dụng trong ngành công nghiệp hàng trang sức, như là "kim cương giả" tương tự như đá Zirconia. Moissanite có độ cứng thấp hơn so với kim cương, nhưng chịu nhiệt trong không khí ổn định lại tốt hơn và chi phí sản xuất rẻ hơn đáng kể
Tại Việt Nam, các loại đá tổng hợp như Đá CZ và Moissanit thường được quảng cáo không đúng là kim cương nhân tạo để nâng giá cao lên. Giá của đá Zirconia thấp hơn viên kim cương cùng loại khoảng hàng nghìn lần và giá của Mossanit thấp hơn kim cương tự nhiên là vài chục lần.
Trên thế giới, đá CZ còn được biết đến với những tên gọi như Cubic Z, Diamond Z, Diamonesque, Diamonite, Djevalite và Phianite, C-Ox. Dân trong nghề thường gọi đá CZ là xoàn (hột xoàn)
Cách phân biệt Kim cương thật và đá giả kim cương như thế nào?
Để phân biệt một cách chính xác những viên kim cương thì cần phải thẩm định bởi các chuyên gia tại các trung tâm thẩm định kim cương có uy tín trong và ngoài nước,
Hiện nay, một số trung tâm kiểm định chất lượng tại Việt Nam đã có dịch vụ thẩm đinh kim cương cùng nhiều loại đá quý khác. Kết quả kiểm định sẽ được gửi kèm theo giấy chứng nhận chất lượng
Nếu không có dòng ghi chú bên dưới liệu bạn có thể nhận ra đâu là Viên Kim cương?
Trao đổi với Anh Đức Hùng - Vàng Bảo Tín Đức Hùng chúng tôi được anh chia sẻ cách kiểm tra nhanh chất lượng của nhưng viên Kim cương nghi ngờ.
Cách 1: Quan sát thật kỹ và kiểm tra độ khúc xạ.
Đặt viên kim cương lên 1 tờ báo có chữ (đỉnh tròn đặt vào chữ), nếu bạn có thể đọc được chữ bên dưới thì viên đá đó là kim cương giả. Bạn sẽ không đọc được chữ bên dưới khi đó là viên kim cương thật.
Viên kim cương thật ở bên trái, hàng fake ở bên phải
Điều này có được do Kim cương có chỉ số khúc xạ cao và có thể bẻ cong ánh sáng đi xuyên qua tinh thể. Trong khi đó, do khác biệt về cấu trúc nên khi ánh sáng đi qua viên đá CZ sẽ có nhiều đường nét hình lăng trụ hơn.
Cách 2: Kim cương giả sẽ bị bám hơi nước
Bạn Hà hơi vào viên đá, nếu là kim cương thì bề mặt của nó sẽ không bị vẩn đục bởi hơi thở. Điều này là do kim cương có tính dẫn nhiệt mạnh nên lượng hơi nước sẽ tiêu tan gần như ngay lập tức. Nếu hơi nước bám khá lâu trên viên đá, đó có khả năng là đá CZ.
Cách 3: Thả kim cương vào nước
Nếu viên đá chìm hẳn xuống thì đó có thể là kim cương thật. Còn viên đá nổi bồng bềnh hoặc lơ lửng ở khoảng giữa thì chắc chắn là những viên kim cương giả.
Còn nhiều cách kiểm tra khác nhưng phức tạp hơn như: kim cương sẽ không được nhìn thấy trong phim chụp X-quang, trong khi đó đá CZ hoặc một số tinh thể khác thì có. Kiểm tra theo cân nặng thì đá CZ nặng hơn Kim cương gấp 1.7 lần.
Việc phân biệt kim cương và Moissanite bằng mắt thường gần như là không thể. Thay vào đó, người ta sử dụng 1 thiết bị cầm tay có thể tạo ra 1 dòng điện qua viên đá dể đánh giá độ dẫn điện của nó. Dựa trên sự khác nhau về độ dẫn điện của kim cương và Moissanite, người ta nhanh chóng phân biệt được bằng phương pháp này.
Mua kim cương tự nhiên ở đâu?
Để mua được những viên kim cương tự nhiên có chất lượng cao cách duy nhất là bạn đến các đơn vị cung cấp kim cương uy tín.
Bảo tín Đức Hùng - Đơn vị chuyên kinh doanh vàng trang sức và Kim cương tự nhiên
Theo Anh Hùng, các viên kim cương tự nhiên đều có một câu chuyện kể về nó, từ địa điểm phát hiện, độ tinh khiết, hình dáng cân nặng ... và không có viên kim cương nào giống nó hoàn toàn. Do vậy mỗi viên kim cương tự nhiên đều là duy nhất.
Khi bạn lựa chọn một viên kim cương, Đơn vị uy tín sẽ gửi cho bạn giấy đánh giá chất lượng. Điều này là cần thiết vì giấy kiểm định chất lượng sẽ chứng minh chất lượng của Viên Kim cương bạn đang quan tâm.
Theo Lê Tùng Đời sống & Tiêu dùng
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn