Những hình ảnh "rớt nước mắt" của giáo viên đi gieo chữ vùng cao

Thứ sáu - 17/08/2018 14:16
Ngày khai giảng năm học mới đang đến rất gần, cũng là lúc các thầy cô giáo ở vùng cao bắt đầu trở lại trường tất bật chuẩn bị cho năm học mới. Trèo đèo, lội suối, vượt sông, băng rừng trên những con đường lầy lội, trơn trượt, những dốc đá gập ghềnh là cảnh chung của giáo viên vùng cao ngày trở lại trường dạy học.

Hành trình vất vả của giáo viên mầm non Quang Huy 2, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

 


'
Điểm trường mầm non Quang Huy 2 ở xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La với những cung đường núi đá hiểm trở
'

Điểm trường mầm non Quang Huy 2 ở xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La với những cung đường núi đá hiểm trở

 

'
Hoặc bùn lầy trơn trượt
'

Hoặc bùn lầy trơn trượt

 

'
Giáo viên thay nhau đẩy xe vượt qua những đoạn dốc khó khăn
'

Giáo viên thay nhau đẩy xe vượt qua những đoạn dốc khó khăn

 

'
Đánh liều qua những đoạn suối sâu
'

Đánh liều qua những đoạn suối sâu

 

'
Nhiều đoạn phải nghỉ dọc đường để lấy sức đi tiếp, thế nhưng họ vẫn nở nụ cười thường trực trên môi
'

Nhiều đoạn phải nghỉ dọc đường để lấy sức đi tiếp, thế nhưng họ vẫn nở nụ cười thường trực trên môi

 

'
Điểm trường mầm non Quang Huy được thưng bằng ván gỗ, mái lợp bờ rô xi măng, nền đất. Chỉ có tình yêu thương học trò, đam mê với nghề mới giúp các giáo viên nơi đây vẫn bám trường, bám lớp để gieo chữ, trồng người
'

Điểm trường mầm non Quang Huy được thưng bằng ván gỗ, mái lợp bờ rô xi măng, nền đất. Chỉ có tình yêu thương học trò, đam mê với nghề mới giúp các giáo viên nơi đây vẫn bám trường, bám lớp để "gieo chữ, trồng người"

Còn đây là clip ghi lại những hình ảnh thầy giáo ở bản Nà Ui, xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu phải cõng bàn ghế lội qua suối để đến trường. Mưa lũ gây sạt lở nên nhiều đoạn đường, đoạn cầu đã bị hư hỏng, giáo viên chỉ còn cách băng rừng, lội suối để vượt qua nhằm kịp chuẩn bị khai giảng năm học mới cho các em học sinh.

 

'
Cung đường vào các điểm trường ở xã Phan thanh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
'

Cung đường vào các điểm trường ở xã Phan thanh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

 

'
Những đoạn đường nhão nhoét thách thức bước chân của người giáo viên trên đường đến trường dạy học
'

Những đoạn đường nhão nhoét thách thức bước chân của người giáo viên trên đường đến trường dạy học

Sợ hãi trước cây cầu làm bằng cọc tre ở điểm trường Lũng Kim

Điểm trường Lũng Kim, thuộc trường mầm non Nà Kiềng, xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng cách trung tâm xã hơn 15km, nhưng phải đi bộ hơn 5km mới đến được điểm trường. Giáo viên phải trèo đèo, lội suối, vượt qua những cây cầu làm bằng cọc tre hết sức nguy hiểm.

'
Không dám vượt qua cây cầu tre đang rung bần bật, cô giáo chọn cách đi dưới lòng suối ngập sâu đến gần bụng
'

Không dám vượt qua cây cầu tre đang rung bần bật, cô giáo chọn cách đi dưới lòng suối ngập sâu đến gần bụng

 

'
Điểm trường Lũng Kim với 17 em học sinh mầm non đơn sơ, giản dị đến nao lòng. Nơi đây không có điện, không có nước, không cả sóng điện thoại và giáo viên phải ăn ngủ luôn tại lớp để dạy học
'

Điểm trường Lũng Kim với 17 em học sinh mầm non đơn sơ, giản dị đến nao lòng. Nơi đây không có điện, không có nước, không cả sóng điện thoại và giáo viên phải ăn ngủ luôn tại lớp để dạy học

 

'
Chỉ có lòng yêu nghề mới giúp các giáo viên vượt qua khó khăn để dạy học ở vùng cao
'

Chỉ có lòng yêu nghề mới giúp các giáo viên vượt qua khó khăn để dạy học ở vùng cao

Nguồn tin: Dân trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây