Theo tôi nghĩ, tuyên bố này cũng còn có phần nhượng bộ, bởi một nền giáo dục chất lượng là một nền giáo dục phải rèn luyện cho học sinh tinh thần hứng thú tự học không cần phải đến bất cứ một trung tâm nào.(ở đây Bí thư `vẫn còn chấp nhận dạy và học thêm ở các `trung tâm).
Suy cho cùng, quan điểm mà nhiều ý kiến cho rằng cứng nhắc của người đứng đầu một thành phố lớn nhất nước, không nằm ngoài mục đích có tính thời đại đó là đào tạo hiệu quả nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Như vậy, dù bất cứ lý do gì,từ phụ huynh, giáo viên hay học sinh...thì dạy thêm -học thêm không có tác dụng cho sự phát triển của đất nước, nếu chưa muốn nói những hệ lụy mà nó gây ra.
Một học trò từ khi bước vào năm học lớp 1 đã học thêm nhiều môn và cứ thế lên đến lớp 12, rồi tốt nghiệp THPT, rồi vào đại học,cao đẳng....
Thế nhưng nhiều em học sắp hết cấp 3 rồi mà không viết được một đơn xin phép nghỉ học, hoặc một tờ tự kiểm ;không ít em là sinh viên công nghệ thông tin nhưng các em không hề biết thung lũng Sillicon là gì,ở đâu...Thực chất học thêm bây giờ là chỉ để kiếm điểm, chạy theo thành tích mà thôi.
Ở các nước phát triển như Mỹ chẳng hạn, tuyệt nhiên không có việc dạy thêm-học thêm trong trường.Các trung tâm ôn luyện thi được phép thành lập và hoạt động với mức học phí rất cao.
Tuy nhiên,nhu cầu học thêm của HS-SV rất thấp bởi nội dung chương trình cũng như phương pháp giảng dạy tạo điều kiện cho HS-SV tích cực trong học tập.
Tôi mong rằng quan điểm của lãnh đạo TPHCM sớm được thực hiện.Đó cũng là tín hiệu lan tỏa ở khắp các địa phương trong cả nước.
Tôi mong rằng, đến một lúc nào đó sẽ không còn những thông tư, những chỉ thị hướng dẫn hay cấm kỵ việc dạy thêm-học thêm bởi lúc đó phụ huynh, học sinh không có nhu cầu vì ngành giáo dục đã thiết kế nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy lý tưởng và thầy cô đã có một chế độ xứng đáng.
Theo Lê Quang Vũ Vietnamnet.vn