Nhiều học sinh thôn Đông Yên dường như đang mang trên mình bản “án treo” vì suốt hai không được đến trường.
Bản “án treo” suốt hai năm
Vượt quãng đường hơn 100 cây số, chúng tôi tìm về thôn Đông Yên. Tại đây, chứng kiến cảnh hàng chục em học sinh đang vui đùa bên những đống đổ nát của những ngôi nhà bị phá bỏ cách đây hai năm, khiến chúng tôi không khỏi phải suy nghĩ và lo lắng cho tương lai của các em.
Vui đùa, lượm lặt những món đồ chơi bên đống đổ nát của khu tái định cư, em Trần Đặng Hồng Phúc,(thôn Đông Yên) vẫn chưa thể hình dung được rằng tương lai của mình đang bị đe dọa bởi em đã phải nghỉ học suốt hai năm nay.
Tuy ngôi trường chỉ cách nhà một đoạn đường ngắn đi bộ, ấy vậy mà hai năm nay nó trở nên quá xa vời đối với Phúc. Hằng ngày Phúc vẫn thường rủ các bạn khác cùng ra các đống đổ nát xung quanh làng để chơi cho hết ngày, hết tháng. Dù em và các bạn rất muốn đến trường, đến lớp.
Không chỉ có Phúc, mà hiện nay toàn thôn Đông Yên có đến 119 em học sinh đã tròn hai năm phải nghỉ học, trong đó có 37 học sinh THCS, 82 em học sinh tiểu học.
Em Hoàng Thị Duyên - học sinh lớp 8 - cho biết: “Nếu không phải nghỉ học hai năm liên tiếp thì năm nay em đã lên lớp 10, là học sinh cấp 3 rồi. Không được đến trường, hằng ngày em vẫn tự ôn bài ở nhà, nếu giờ học lại thì phải học với các em khóa sau thì tuy hơi ngại nhưng em vẫn luôn mong muốn được đến lớp”.
Và có lẽ đây cũng chính là suy nghĩ và mong muốn chung của hơn 100 em học sinh thôn Đông Yên suốt hai năm qua. Dường như các em đang phải mang trên mình bản “án treo” mà chính cha mẹ, những người lớn gây nên cho các em. Điều đáng nói hơn là chính quyền vẫn chưa có cách nào vận động cha me để các em được đến trường.
Trường THCS Kỳ Lợi chỉ cách thôn Đông Yên chưa đầy 1km nhưng học sinh nơi đây vẫn không được đến học. |
Trường ở gần, học sinh vẫn không được đến lớp
Lý giải về lý do chưa thể di dời, anh Nguyễn Xuân Cảnh (trú tại thôn Đông Yên) cho biết: “Tái định cư, người dân chúng tôi chưa thể di dời vì chúng tôi chưa thấy chủ trương của nhà nước. Chúng tôi yêu cầu chính quyền trả lời việc lấy đất thôn Đông Yên để làm gì, đã có dự án nào vào đây chưa, nếu trả lời thỏa đáng thì chúng tôi sẽ di dời.
Còn lý do chúng tôi không thể cho con đi học là do học ở địa điểm mới đường sá xa xôi, tính cả đi và về là hơn 50 km nên sợ con cái chúng tôi không đủ sức khỏe để đến trường. Ở đây, còn có Trường THCS Kỳ Lợi, chỉ cách thôn Đông Yên chúng tôi chừng hơn 1 km, tại sao các thôn khác con em được đến trường mà học sinh thôn Đông Yên chúng tôi lại không được, trong khi ngôi trường này còn thừa phòng học cho con em chúng tôi đến học”, anh Cảnh băn khoăn.
Được biết, sau khi di dời thì tất cả học sinh các cấp của thôn Đông Yên buộc phải lên trường học ở Khu tái định cư Kỳ Lợi cách thôn Đông Yên khoảng hơn 25 km để học. Chính quyền có cho xe bus đưa đón. Nhưng phụ huynh cho rằng, trẻ em mầm non, mẫu giáo sức khỏe yếu nên không thể đi xe bus được.
Nhiều phụ huynh có nguyện vọng xin cho con em họ học tại điểm trường tiểu học, THCS Kỳ Lợi cách thôn Đông Yên hơn 1km nhưng không được sự đồng ý. Thế là, họ cho con em ở bỏ học ở nhà, mở các lớp học tự phát, anh chị học lớp trên bày cho các em lớp dưới.
Thầy Trần Văn Sỹ - Hiệu trưởng trường THCS Kỳ Lợi - cho biết: Năm học 2014 – 2015, đại diện cha me các em học sinh thôn Đông Yên có đến xin cho con mình được đến trường học lại. Tuy nhiên, để thực hiện thông báo của UBND huyện Kỳ Anh là các em phải di dời lên trường mới và không được học tại đây, nên nhà trường đành phải từ chối nguyện vọng của phụ huynh thôn Đông Yên.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn