Gần 4.000 hộ dân tại 6 xã thuộc huyện Thạch Hà đang phải dùng nguồn nước này. (ảnh: Trương Hoa) |
Tại khu vườn rộng gần 1ha của nhà chị Lê Thị Hoa (43 tuổi, xóm 5, xã Thạch Bàn) tìm mãi không ra một gốc cây sinh trưởng, có chăng là những vạt cỏ đã héo úa vì nắng nóng đang chờ... mưa. “Người còn héo, nói gì cây cối chả chết!”, chị Hoa than thở.
Gia đình chị Hoa là 1/26 hộ dân xã Thạch Bàn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mỏ sắt Thạch Khê. Nằm trong diện di dời nhường đất cho mỏ sắt nhưng hơn 5 năm qua (từ 2009 đến 2014) gia đình chị Hoa vẫn chưa được cấp đất tái định cư. Hiện nay gia đình vẫn "cố thủ" chờ đất của ông bà bên nội chuyển nhượng.
Chị Hoa cho biết, do chị mắc bệnh xương khớp đi lại khó khăn, con cái bận việc học hành nên chị buộc phải lọc nước phèn chua tại mỏ sắt để sinh hoạt, dù biết là ảnh hưởng sức khỏe. “Công nghệ” lọc nước của gia đình chị khá đặc biệt với hai cái chum đổ đầy cát, miệng chum bọc một lớp vỏ bì tải. Gia đình chị dùng một ống hút nước nhỏ dẫn nước từ trên bể nước xuống chum. Để có một thau nước “sạch” phải chờ một ngày tròn. Nước tắm rửa thì dùng trực tiếp từ giếng khoan phèn chua, nhiễm mặn từ mỏ sắt.
Nhiều hộ dân xóm 5 do không chịu được sự ô nhiễm nguồn nước, không có một tấc đất để tròng trọt nên đã tự di dời tự do. Tuy nhiên vẫn còn vài ba hộ bám trụ lại vì chưa đủ tiền để đi.
Người dân cho biết họ rất hoang mang, khổ sở vì khu tái định cư mãi không xuất hiện. Vì vậy họ phải sống với nguồn nước đục vàng, đóng váng trên các dụng cụ như thau, xoong, bát, cốc chén… Thậm chí khăn lau mặt, quần áo đều hoen ố vì nước giếng.
Khắp 6 xã Thạch Đỉnh, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Hải, Thạch Bàn và Thạch Trị, bước chân đến đâu cũng thấy cát trắng, bụi bay mù mịt, đất đai khô cằn, hoa màu chết khô vì “khát” nước. Không có nguồn nước để tưới tiêu, gieo trồng nên hàng ngàn diện tích hoa màu phải bỏ hoang. Người dân nới đây lần lượt xa xứ đi làm thuê mưu sinh.
Kêu cứu không ai thấu, người dân nơi đây đành cố trụ từng ngày một!.
Dự án mỏ sắt Thạch Khê được quy hoạch trên tổng diện tích gần 4.000ha, thuộc 6 xã của huyện Thạch Hà với gần 4.000 hộ dân bị ảnh hưởng. Đây được xem là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á với trữ lượng khoảng hơn 540 triệu tấn, chiếm một nửa trữ lượng quặng sắt của cả nước.
Tháng 9/2009, dự án mỏ sắt Thạch Khê (do Công ty cổ phần sắt Thạch Khê - TIC làm chủ đầu tư) bắt đầu triển khai, đi vào hoạt động với kỳ vọng, trong tương lai gần sẽ đưa Hà Tĩnh từ một tỉnh thuần nông thành một trong những trung tâm công nghiệp nặng, khai thác luyện thép lớn nhất nước, từ đó tạo “bệ phóng” đưa nền kinh tế “cất cánh”. Tuy nhiên, mới đi vào hoạt động được một thời gian ngắn, cuối năm 2010, mỏ sắt Thạch Khê ngưng hoạt động từ đó cho đến nay đã hơn 4 năm.
“Hiện tại dự án mỏ sắt Thạch Khê đang tạm thời “đóng băng”, chờ hoàn thiện hồ sơ, phương án cụ thể để tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư vào khai thác. Hiện tại trách nhiệm về phía huyện Thạch Hà là tiếp tục xử lí tồn đọng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng sau tái định cư”, ông Lê Văn Giáp, tổ trưởng tổ kiểm tra Dự án mỏ sắt Thạch Khê cho biết.
Một số hình ảnh PV Infonet ghi lại về cuộc sống người dân chịu ảnh hưởng từ Dự án mỏ sắt Thạch Khê:
Hoa màu chết khô vì thiếu nước. (ảnh: Trương Hoa) |
Bể chứa nước của gia đình chị Hoa đã chuyển sang hoen ố. (ảnh: Trương Hoa) |
Thau, chậu đều đổi màu từ trắng sang vàng đục (ảnh: Trương Hoa) |
Thành bể phủ một mảng bám màu vàng (ảnh: Trương Hoa) |
Em Nguyễn Văn An (15 tuổi), xóm 5, xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà đang dùng miệng hút nước từ trên bể xuống, lọc qua chum để lấy nước "sạch" (ảnh: Trương Hoa) |
Chum lọc nước tự chế mỗi ngày chỉ lọc được một thau nước "sạch". (ảnh: Trương Hoa) |
Bát đĩa luôn có một lớp bám vàng khó rửa (ảnh: Trương Hoa) |
Khăn lau mặt, khăn tắm chuyển màu (ảnh: Trương Hoa) |
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn