Vũng Áng là một khu kinh tế cảng biển tại huyện Kỳ Anh, phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, cách thị xã Hồng Lĩnh 70 km về phía Nam. Khu kinh tế Vũng Áng được thành lập vào tháng 4 năm 2006 trên cơ sở khu công nghiệp - cảng biển Vũng Áng đã được thành lập từ năm 1997. Đây là một bộ phận của khu đô thị Vũng Áng và vùng kinh tế Bắc Quảng Bình - Nam Hà Tĩnh.
|
Vũng Áng, một vùng non nước hữu tình. |
|
Món mực nhảy hấp dẫn, tươi ngon.
|
Trong cầu cảng Vũng Áng trên sóng nước bập bềnh, có hàng chục chiếc bè nổi, mỗi bè có diện tích khoảng vài chục mét vuông, vừa là nơi chế biến, vừa là “bàn tiệc” cho du khách thưởng thức đặc sản. Để xuống bè, du khách phải đi qua những chiếc cầu thang dã chiến khá gập gềnh.
Mực nhảy được thợ câu trong đêm, thả vào khoang thuyền trữ nước biển rồi đem về bán cho các chủ nhà hàng. Mực (cùng với các hải sản khác), được nuôi trong những chiếc lồng bằng lưới dưới lòng cảng. Thực khách vào xem còn thấy mực, tôm cá bơi lội tung tăng, nhảy nhót (vì vậy mới có tên là mực “nhảy”), có thể trực tiếp lựa chọn đưa cho đầu bếp chế biến.
|
Bè nổi, “nhà hàng” mực nhảy đậu san sát. |
|
Đường vào Vũng Áng dịp cuối tuần hay lễ tấp nập ô tô.
|
Người dân địa phương còn gọi mực nhảy là mực “nháy”, muốn nhấn mạnh đôi mắt mực còn sống nhấp nháy, hoặc da mực mới vớt lên khỏi nước ánh lên lấp lánh. Dù là mực “nhảy” hay mực “nháy” thì cùng giống nhau ở đặc điểm là mực còn tươi, sống.
Có nhiều cách chế biến mực “nhảy”. Đơn giản nhất là mực để nguyên con, vớt lên cho vào nồi luộc ngay, vớt ra chấm với mù tạt hoặc nước mắm gừng, kẹp lá lốt rất ngọt và thơm, tuy hơi phiền một chút khi chất mực để lại vệt đen nơi miệng.
|
Mực sống bơi lội, nhảy tung tăng trong túi lưới dưới nước. |
|
Cận cảnh một “nhà hàng” nổi
|
Cách thứ hai là gỏi mực. Mực được làm sạch, cắt thành miếng, để ráo nước rồi trần qua nước chanh, chấm nước mắm. Món này không có vị tanh, trái lại có vị ngọt, mát. Ngoài ra còn có một số món khác như mực nhồi thịt, chả mực…, nhưng thực khách vẫn ưa chuộng nhất là hai món mực luộc và gỏi mực. Thức uống khá phong phú bao gồm rượu nếp, rượu các loại và bia.
Trưa hè nóng nực nhưng ngồi trên bè hơi nước và gió thổi lồng lộng rất mát, thuyền hơi bồng bềnh, vừa thưởng thức mực nhảy vừa ngắm cảnh sơn thuỷ hữu tình, thật không còn gì thú bằng.
|
Bên cạnh mực nhảy, còn nhiều hải sản tươi sống khác, đáp ứng nhu cầu ẩm thực của khách hàng. |
Tuy gọi là đi ăn mực nhảy nhưng bên cạnh mực còn có nhiều loại cá khác nhau, rồi cua, ghẹ, tôm, nhím biển…Tất cả đều rất tươi ngon. Sau chầu bia rượu, thực khách sẽ được thưởng thức món cháo cá ăn kèm với hành tăm có công dụng giã rượu. Một thực khách cười sảng khoái: “Đến đây, sau khi làm Chí Phèo, chúng ta được thưởng thức bát cháo hành của Thị Nở”.
|
Chia tay Vũng Áng, vẫn còn đọng lại trong kí ức một thoáng hương vị biển.
|
Chả thế mà vừa bước chân xuống xe, chúng tôi đã bị mấy nhân viên của quán chèo kéo, chào mời có phần thái quá. Với giá cả như vậy, những quán mực nhảy này không dành cho những người thu nhập trung bình và thấp. Cách tổ chức quán cũng còn tạm bợ, nhiều quán xả rác xuống thẳng lòng biển.
Vì vậy, thiết nghĩ để thương hiệu “Mực nhảy Vũng Áng” trở nên bền vững, có sức lan toả mạnh mẽ, cần đổi mới cách kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp, và có những giải pháp để “bình dân hoá” về mặt giá cả.
Theo Afamily