Câu chuyện cậu bé Vì Quyết Chiến, 13 tuổi, dân tộc Thái, sống ở Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, Sơn La đạp xe đạp mất phanh từ Sơn La về Hà Nội thăm em trai ốm khiến nhiều người cảm động.
Đứng trước hoàn cảnh đó của Chiến, nhiều mạnh thường quân đã sẵn sàng hỗ trợ cho hoàn cảnh của gia đình em. Ngoài sự ủng hộ bằng tiền mặt, chiếc xe đạp không phanh và đôi dép mòn đế cũng được mang đấu giá để thêm phần nào đó hỗ trợ Chiến và gia đình.
Sau 2 ngày đấu giá, chiếc xe và đôi dép đã được chốt vào lúc 15 giờ, chiều ngày 3/4. Số tiền mua ủng hộ là 103 triệu đồng.
Ông Nguyễn Chí Công, Chánh Văn phòng Công ty CP kính nổi Chu Lai - CFG (Công ty đã mua lại chiếc xe và đôi dép của Chiến) cho biết: “Tình yêu thương của Chiến với em của cậu bé đã lan toả tình cảm giữa con người với con người. Hơn nữa, hoàn cảnh của bạn nhỏ này cũng rất khó khăn, nên công ty đã quyết định sẽ ủng hộ cho cậu bé.”
“Ngay khi nghe được thông tin chiếc xe đạp mà Chiến dùng để đạp xuống Hà Nội và đôi dép mà chiến dùng để phanh được bán đấu giá với giá 103 triệu đồng, chúng tôi đã mua luôn mà không mặc cả”, ông Công nói thêm.
Số tiền 103 triệu đồng sẽ được phía Công ty chuyển khoản. Ngoài ra, chiều ngày 4/4, đại diện công ty này còn tặng thêm cho 2 anh em Chiến mỗi người 10 triệu đồng.
Tiền ủng hộ từ các cá nhân đến thời điểm kết thúc đấu giá là 47.600.000 đồng, tổng số tiền là khoảng 173.000.000 đồng.
Bào ngư tiền triệu chỉ cho người giàu rớt giá 2/3
Từng là sản phẩm cao cấp được giới nhà giàu săn lùng, nhưng nay các loại bào ngư viền xanh, viền đen đang dần hạ nhiệt.
Nếu hai năm trước, có lúc bào ngư ngoại có giá lên tới 6 - 10 triệu đồng/kg thì nay hạ xuống còn 2 - 7 triệu đồng (tùy kích cỡ hay chủng loại).
Đơn cử, bào ngư viền xanh đã tách vỏ loại 1 - 2 con có giá khoảng 7 triệu đồng/kg giảm 3 triệu so với 2 năm trước đây. Không chỉ có bào ngư viền xanh, các loại bào ngư đen New Zealand giá trước đây lên tới 6 triệu đồng/kg nay chỉ còn 3,6 - 4 triệu đồng/kg. Hay một số loại bào ngư Hàn Quốc tươi kích cỡ nhỏ cũng giảm giá 15 - 20% xuống còn đồng một kg.
Đáng nói, các loại bào ngư đông lạnh, bào ngư đóng lon nhập khẩu có giá chỉ từ 1,5 - 2 triệu đồng tùy trọng lượng.
Lý giải cho sự đắt đỏ của loại hải sản này, anh Công Tâm (một tiểu thương chuyên kinh doanh bào ngư ở Hà Nội) tiết lộ, so với bào ngư viền đen, viền nâu, hay loại ROEI, bào ngư viền xanh khó đánh bắt hơn. Thợ lặn phải ra những vùng biển hải lưu mạnh, nguy hiểm. Người hành nghề đánh bắt phải có giấy phép và chỉ đánh bắt theo đúng số lượng được cho phép.
Tuy nhiên, thời gian gần đây do lượng hàng được nhiều nơi nhập về nên giá khá cạnh tranh. Nếu thời gian đầu chỉ có một cửa hàng lấy hàng về thông qua xách tay thì nay tại TP HCM có 3 - 4 cơ sở, còn Hà Nội cũng vài chi nhánh.
Mặc dù giá bị giảm mạnh so với trước đây, nhưng so với các loài hải sản khác thì bào ngư vẫn là một loài hải sản đắt đỏ hơn. Hiện nay bào ngư còn bị làm giả nhiều từ ốc, hoặc từ loại bào ngư kém chất lượng nên người mua cần chọn những địa chỉ uy tín và tự trang bị cho mình những hiểu biết nhất định trước khi mua.
Cồi sò điệp Nhật 10 triệu đồng/kg cung không đủ cầu
Những tưởng với mức giá rất đắt đỏ như vậy sẽ chẳng mấy ai dám ăn, thế nhưng, hoàn toàn ngược lại, loại hải sản này lại thường xuyên "cháy hàng".
Cồi sò điệp Nhật là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon nên được rất nhiều người yêu thích. Cồi sò điệp là phần ngon và quý nhất của sò điệp, còn được gọi là phần thịt của sò, có vị ngọt, tính mát, thịt trắng ngà thơm ngon mà không dai và cũng không có độc.
Theo khảo sát, cồi sò điệp nhập khẩu Nhật hiện có giá rất cao ở thị trường Việt Nam. Loại cồi sò điệp đông lạnh có giá dao động từ 1-1,5 triệu/kg (khoảng 25-30 cồi). Cồi sò điệp khô Nhật giá lên tới 8-10 triệu đồng/kg. Mặc dù có giá đắt đỏ đến vậy nhưng cồi sò điệp Nhật vẫn luôn trong tình trạng "cháy hàng".
Anh Tuân, quản lý một cửa hàng hải sản (ở Hà Đông, Hà Nội) cho hay: “Cồi sò điệp Nhật về khá đều đặn, cứ mỗi tuần về một lần nhưng vẫn không đủ để bán cho khách. Khách đặt mua thường đặt từ 1-2 kg/lần nên hàng về đến đâu bán hết đến đó”.
Sò tươi đông lạnh của Nhật thì hàng luôn có sẵn, nhưng cùi sò khô thì thường phải đặt trước do hàng khan hiếm, đặc biệt là giá cao nên thường các chủ cửa hàng chỉ nhập về theo khách đặt.
“Cồi sò điệp tươi giá đã cao, cồi sò điệp khô giá còn cao gần gấp 10 lần. Vì thế, tôi chỉ dám nhập cồi sò điệp khô cầm chừng để thăm dò thị trường và tránh rủi ro”, một chủ cửa hàng này cho hay.
Hồng Vân
Nguồn tin: Dân trí
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn