Gần đây, cậu bé Tiểu Hà, 6 tuổi ở Huệ An, thành phố Tuyển Châu, tỉnh Phúc Kiến không may bị con kiến lửa đỏ cắn, cậu bé bị trúng độc nghiêm trọng phải đến bệnh viện cấp cứu. Theo gia đình được biết, cha mẹ Tiểu Hà đã ly hôn, cậu bé Hà được ông bà nội chăm sóc. Ngày hôm trước (27/4), Tiểu Hà đang chơi một mình trong vườn, còn ông bà nội trong nhà đang dọn dẹp vệ sinh.
Tiểu Hà đang chơi ngoài vườn bị kiến lửa đỏ cắn
Vào khoảng 13 giờ chiều, ông nội phát hiện cậu bé bị ngất nằm trên mặt đất, trên người Tiểu Hà còn có con kiến lửa đỏ đang bò, Tiểu Hà được đưa đến Bệnh viện quận Huệ An để điều trị. Sau đó, cậu bé lại được chuyển tuyến đến Bệnh viện Nhi Tuyền Châu cấp cứu.
Tại bệnh viện, trải qua xét nghiệm máu, bác sĩ cũng chưa chẩn đoán chính xác được độc tố, sau đó Tiểu Hà được chuyển đến ICU phòng chăm sóc đặc biệt để theo dõi. 21h tối (27/4) bác sĩ Thẩm Dương, trưởng Khoa cấp cứu chẩn đoán, Tiểu Hà bị kiến lửa đỏ cắn dẫn đến trúng độc nghiêm trọng. Vì không thể xác định chính xác được độc tố, bác sĩ Thẩm Dương đã kiến nghị điều trị thông qua lọc máu.
Tiểu Hà bị trúng độc nghiêm trọng, cần phải lọc máu để điều trị
Bác sĩ Thẩm Dương cho biết: “Nhiều người ở Tuyền Châu, Phúc kiến cũng bị loài kiến lửa này cắn. Loài kiến này cắn rất đau, sau khi bị kiến cắn có người bị nổi mụn nước, phát đỏ và ngứa, thậm chí hai chân mềm nhũn, toàn thân lạnh. Điều đáng sợ hơn là, loài côn trùng cực độc này được tìm thấy ở nhiều nơi, kiến nghị mọi người phải chú ý”.
Một số trường hợp bị kiến lửa đỏ cắn
Vào giữa tháng 6 năm 2015, cô Kim đến từ Hạ Môn đi mua thức ăn vào buổi sáng. Khi trở về, cô cảm thấy hơi mệt, nên đã ngồi trên một hòn đá bên đường. Lúc đó, mông của cô Kim đã bị kiến lửa đỏ cắn. Không lâu sau, phần mông bị sưng lên với đường kính khoảng 6cm. Chẳng mấy chốc, những chỗ đỏ và sưng bắt đầu lan rộng, lan từ mông đến đùi. Chồng cô Kim lập tức đưa cô đến bệnh viện, sau gần 1 tuần nằm viện điều trị cô mới hồi phục hoàn toàn.
Vào tháng 7 năm 2018, một chàng thanh niên đến từ Nam Ninh, Quảng Tây, cũng bị kiến lửa đỏ chui vào ống quần và cắn. Sau đó, chàng thanh niên xuất hiện hôn mệ, ý thức không rõ ràng, nhịp thở và nhịp tim đã ngừng hoạt động. Gia đình sau khi phát hiện, lập tức gọi xe cấp cứu. Tuy nhiên, sau 2 giờ cấp cứu, chàng trai cũng không qua khỏi, cuối cùng là tử vong.
Làm thế nào để phân biệt kiến lửa đỏ?
Tổ của kiến lửa
1. Tổ của kiến lửa đỏ tương tự như tổ mối, nhưng tổ của kiến lửa đỏ cao từ 10 đến 30 cm và đường kính 30 đến 50 cm. Thời gian hình thành càng dài, khối lượng càng lớn. Những tổ này thường xuất hiện ở vùng đất hoang, đất nông nghiệp, bãi cỏ ở công viên, bên ven đường.
2. Kiến lửa đỏ rất hung dữ, những con kiến thông thường sẽ bỏ chạy khi bị xâm chiếm, nhưng một khi những con kiến lửa đỏ hung dữ, chúng lập tức tấn công lại và cắn người.
3. Sau khi bị cắn, các biểu hiện của vết cắt rất rõ ràng, vết thương sẽ bị ngứa, gây ra các triệu chứng như nóng rát, đau, sưng đỏ, có mủ. Một số người bị dị ứng có thể sẽ bị sốc phản vệ nghiêm trọng, thậm chí còn bị chóng mặt, khó thở, co giật, hôn mê…
Cách tự điều trị sau khi bị kiến lửa đỏ cắn
- Các bộ phận sau khi bị kiến cắn có thể chườm bằng đá lạnh hoặc nước lạnh.
Có thể trườm đá lạnh vào vết thương sau khi bị kiến cắn
- Rửa vùng xung quanh vết thương bằng nước xà phòng.
- Có thể sử dụng thuốc mỡ có chứa steroid để bôi ngoài da. Thuốc kháng sinh histamine đường uống cũng có thể được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm sưng ngứa.
- Chú ý giữ sạch vết thương. Không gãi và tránh làm vỡ mụn mủ để ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng.
- Những người bị dị ứng, sau khi bị kiến cắn sẽ có những phản ứng dữ dội hơn, kiến nghị nhanh chóng đến bệnh viện, tránh việc trì hoãn thời gian điều trị.
Bác sĩ nhắc nhở
Những nơi có nhiều tổ kiến lửa, cần phải tiêu diệt kiến lửa đỏ kịp thời, dọn dẹp khu xung quanh nhà, đặc biệt trong vườn để tránh bị kiến lửa đỏ cắn.
Khi làm việc ở nơi có kiến lửa đỏ, tăng cường bảo vệ cá nhân bằng cách mặc quần áo dài tay, đi tất, hoặc có thể bôi thêm lớp kem phòng ngừa côn trùng.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn