Đầu năm chúng ta lại liên tục bắt gặp hình ảnh hàng vạn du khách ùn ùn lên Chùa Đồng xoa tiền để lấy may bất chấp thời tiết khắc nghiệt mưa gió và hiểm trở của núi đồi. Để lên tới ngôi chùa đúc bằng đồng ở độ cao hơn 1.000m này, du khách hành hương đã phải vượt qua quãng đường hơn 6km, sương mù, hương khói khiến bầu không khí đặc quánh. Song bất chấp giá lạnh mưa phùn và kiệt sức vì leo núi, hàng vạn người đều cố gắng chen chân, chạm tay vào chùa Đồng. Rất nhiều người dùng cả xếp tiền mài lên ngôi chùa để lấy may đầu năm.
Theo lời đồn đại với nhau rằng, nếu cọ tiền vào chuông, khánh, cột ở chùa Đồng-Yên Tử thì cả năm sẽ làm ăn phát đạt. Thế nên, ngày khai hội Yên Tử năm nay, già trẻ, gái, trai... lại chen chân lên chùa Đồng cọ tiền lấy may. Họ đua nhau dùng đủ loại tiền từ mệnh giá 500 đồng cho đến 100.000 đồng, 500.000 đồng, thậm chí là ngoại tệ, để cọ vào thành chùa Đồng.
Diện tích hẹp, mặt núi không bằng phẳng, các phiến đá gồ ghề và khá trơn trượt, nhưng du khách vẫn không ngần ngại chờ đợi với mớ tiền trong tay để chờ tới lượt mình. Thông thường, sau khi “xoa” tiền vào chùa đồng thì sau đó một nửa số tiền sẽ được để lại hòm công đức tại đây và một nửa sẽ được đút trở lại ví để lấy lộc đầu năm. Cũng có một số trường hợp, tiền lẻ được “xoa” và đính luôn lên những tấm đồng tại chùa.
Một số người dân địa phương cho biết, phong trào “lấy may” theo cách này mới manh nha xuất hiện từ vài năm qua, kể từ khi chùa Đồng được khánh thành vào năm 2007. Dù không có “sự tích” nào được lưu truyền về việc phát tài, phát lộc theo cách “xoa tiền” này, khách hành hương tới chùa Đồng vẫn rất hào hứng thực hiện hành động trên như một phản ứng dây chuyền từ người này sang người khác.
Dù thời tiết không thuận lợi từng nhưng từng đoàn khách thập phương lại ùn ùn hành hương lên chùa Đồng cầu may.
Để lên tới ngôi chùa đúc bằng đồng ở độ cao hơn 1.000m này, du khách hành hương đã phải vượt qua quãng đường hơn 6km, sương mù, hương khói khiến bầu không khí đặc quánh.
Song bất chấp giá lạnh mưa phùn và kiệt sức vì leo núi, hàng vạn người đều cố gắng chen chân, chạm tay vào chùa Đồng.
Diện tích hẹp, mặt núi không bằng phẳng các phiến đá gồ ghề và khá trơn trượt, nhưng du khách vẫn không ngần ngại chờ đợi mặc dù mưa gió để xếp hàng với mớ tiền trong tay để chờ tới lượt mình.
Du khách không ngần ngại mưa gió và thời tiết khá lạnh ở độ cao hơn 1.000m này.
Họ đua nhau dùng đủ loại tiền từ mệnh giá 500 đồng cho đến 100.000 đồng, 500.000 đồng, thậm chí là ngoại tệ, để cọ vào thành chùa Đồng
Thế nên, ngày khai hội Yên Tử năm nay, già trẻ, gái, trai, phụ lão..., lại chen chân lên chùa Đồng cọ tiền lấy may.
Một du khách đang xoa tay lên chuồng đồng để lấy may.
Thông thường, sau khi “xoa” tiền vào chùa đồng thì sau đó một nửa số tiền sẽ được để lại hòm cồng đức tại đây và một nửa sẽ được đút trở lại ví để lấy lộc đầu năm.
Theo một số người dân địa phương, phong trào “lấy may” theo cách này mới manh nha xuất hiện từ vài năm qua, kể từ khi chùa Đồng được khánh thành vào năm 2007.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn