Vụ bé trai học bơi bị chết đuối: Nhà trường không thể vô can

Thứ sáu - 09/06/2017 13:59
Vụ việc bé trai chết đuối xảy ra trong khuôn viên nhà trường thì dù bể bơi này là do đơn vị khác thuê để kinh doanh thì nhà trường cũng khó tránh khỏi những trách nhiệm pháp lý.
Như tin đã đưa về vụ một bé trai 10 tuổi chết đuối thương tâm khi đi học bơi tại bể bơi Công Đoàn, nằm trong khuôn viên Trường CĐ nghề công nghệ Hà Tĩnh (xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh).

Nạn nhân là cháu N.A.Đ. (10 tuổi) là con của vợ chồng anh Nguyễn Duy Hải và chị Hồ Thị Nhung, trú tại thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.

Theo đó, khoảng 8h sáng 21/6, chị Hồ Thị Nhung đến hồ bơi của trường để đón con (đang học bơi) về.

Không thấy con, chị Nhung đến sát hàng rào bể bơi thì đã hoảng loạn đến ngất lịm khi thấy con trai mình đã chết dưới hồ. Nghe tiếng chị kêu gào, một thầy giáo dạy bơi đã lao xuống vớt cháu bé lên nhưng cháu đã tử vong.

 

Bể bơi nơi xảy ra vụ chết đuối thương tâm - Ảnh: Dân trí

Người nhà chị Nhung cho biết, cháu Đ. đăng ký học bơi ở Trường CĐ nghề công nghệ Hà Tĩnh theo vé tháng. Sáng 21/6, khi hết giờ học bơi, chị Nhung đến đón con thì phát hiện sự việc.

Được biết, bể bơi nơi xảy ra tai nạn rộng 1.200 m2, chỗ cạn nhất là 1.2 m, chỗ sâu nhất là 1.8 m. Sáng nay Đ. học ca hai với khoảng vài chục học sinh, kết thúc lúc gần 8h.

Báo Dân trí dẫn lời thầy Nguyễn Trọng Tấn, Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh cho biết, bể bơi mới đi vào hoạt động vào dịp 30/4, thuộc sự quản lý của một doanh nghiệp trên địa bàn, trường hợp đồng cho họ thuê đất xây dựng.

“Mỗi tháng trường thu 10 triệu đồng tiền chi phí, hiện doanh nghiệp này đang gửi hồ sơ lên Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch để xin giấy phép hoạt động”, thầy Tấn nói.

Hậu quả thương tâm đã xảy ra, những mất mát là không thể nào có thể bù đắp lại được cho gia đình bé Đ. Vậy ai là người phải có trách nhiệm trong vụ việc này? Việc quản lý, vấn đề cứu hộ có được đảm bảo?

Để làm rõ vấn đề trên PV báo điện tử Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Phương Văn Thêm - Đoàn luật sư TP.HCM. Đánh giá dưới góc độ pháp lý của vụ việc luật sư Phương Văn Thêm cho biết: “Trong vụ việc này cần làm rõ trách nhiệm của Nhà trường và các bên liên quan khi để hậu quả đáng tiếc xảy ra như vậy.

Mặc dù bể bơi là của một doanh nghiệp trên địa bàn nhưng bể bơi này nằm trong trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh, vẫn chịu sự quản lý của nhà trường. Nên việc cho thuê không phải là lý do để nhà trường chối bỏ trách nhiệm của mình. Hơn nữa, biết rõ bể bơi này chưa có giấy phép hoạt động nhưng nhà trường không can thiệp mà vẫn cho bể bơi đi vào hoạt động từ 30/4.

Trong vụ việc này còn là trách nhiệm quản lý bể bơi, công tác đảm bảo về cứu hộ của doanh nghiệp có bể bơi. Hậu quả đáng tiếc sẽ không xảy ra khi công tác quản lý cũng như cứu hộ được đảm bảo.

Trách nhiệm hình sự có thể được đặt ra trong vụ việc này đối với cá nhân, tổ chức hoạt động trái phép, không đảm bảo an toàn trong công tác cứu hộ dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra".

Theo luật sư Thêm thì các bên có trách nhiệm sẽ phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, thiệt hại về tinh thần cho gia đình nạn nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.

Theo Nguoiduatin.vn

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây