Tuy nhiên, sau đợt mưa dài ngày trong tháng 8, tháng 9-2013, thì phần mặt đường đã trải thảm thô của dự án nói trên xuất hiện hiện tượng rạn, lún ở một số khu vực, buộc các nhà thầu phải vá lại ở khu vực xã Phù Việt, huyện Thạch Hà, hay đoạn từ cầu Treo Vọt đến cầu Cao, thuộc xã Ðậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh. Trong đó, đoạn từ Km 487 đến Km 490 (từ cầu Trại Trâu đến cầu Hạ Vàng), thuộc địa phận xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc tuy chưa hoàn thành, nhưng đoạn này phải vá cả chục miếng, có miếng vá dài hàng chục mét...
Nguyên nhân là do tuyến đường này có số lượng xe ô-tô nhiều, trong đó có không ít xe siêu trường, siêu trọng đi qua suốt ngày đêm. Nhiều đoạn, vì lý do phải thông tuyến, bê-tông nhựa vừa cán xong, chưa đủ thời gian kỹ thuật đông "chết" đã phải cho xe qua. Mặt khác, do áp lực về tiến độ, dẫn đến việc thi công ẩu của nhà thầu hay sử dụng vật liệu chưa bảo đảm kỹ thuật...
Một số công trình giao thông khác ở Hà Tĩnh như tuyến đường tránh thành phố Hà Tĩnh vừa đi vào sử dụng cũng xuất hiện tình trạng lún nền, mặt đường nứt, bong mặt nhựa hay mặt đường trên cầu Bến Thủy, chưa hết thời gian bảo hành cũng bị lún "vồng khoai... mà nguyên nhân không khó nhận ra, đó là do vật liệu không bảo đảm kỹ thuật và thi công ẩu.
Tuyến quốc lộ 1A đang trong giai đoạn cải tạo, nâng cấp, trong đó có đoạn qua hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh có hai gói thầu được Bộ Giao thông vận tải cho phép đầu tư theo hình thức BOT. Thiết nghĩ, ngoài giải pháp hạn chế xe quá tải, ngành GTVT cùng các chủ đầu tư cần giám sát chặt chất lượng công trình giao thông nói chung, các công trình BOT nói riêng, để không rơi vào tình trạng công trình vừa đưa vào hoạt động đã phải sửa chữa... Và cuối cùng người qua lại những đoạn đường BOT này vừa mất tiền, vừa phải chịu hậu quả đường xuống cấp.
THÀNH VINH (Hà Tĩnh)
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn