Phá rừng bằng máy cày
Đường đi vào khu vực thuộc các tiểu khu rừng phòng hộ phải vượt qua nhiều con đường lớn nhỏ và đồi dốc hiểm trở. Sau một thời gian, chúng tôi men theo dấu vết của nhiều cỗ máy cày đi lại. Vượt qua khỏi những khu đồi cao, chúng tôi mới tận mắt thấy khu rừng bị "cạo" sạch bởi cánh “lâm tặc nòi”. Tiếng máy cưa lốc đang rú ga và kéo dài nhiều giờ giữa nhiều khu rừng (ở giáp làng Kon Krốc, xã Ngọc Réo) đã làm cho các cây gỗ lớn bị hạ và khai thác.
Dưới bàn tay của cánh thợ phá rừng, những cỗ máy cưa lốc luôn hoạt động hết công suất để cho xe cày dùng tời “rút” lên khỏi địa hình đồi núi. Vì giáp ranh với địa bàn xã Đắk Tờ Re nên khu rừng phòng hộ của xã Ngọc Réo được lâm tặc dùng hết chiêu trò và lọt qua rừng cấm với hàng trăm m3gỗ tuồn ra khỏi địa bàn mà không hề ai biết đến.
Men theo khu vực hai bên bờ suối hướng đổ về sân bay Giả Chiến nối dài về hướng làng Kon Krốc, có hai đến ba tuyến đường đất tự trổ bằng máy cày. Các tay tài xế lụa đã “trèo đèo, lội suối” để đến được nơi có gỗ bị đốn hạ và đang chờ xe vào để dùng “dây cáp” rút lên rồi chở về bãi tập kết. Quan sát của PV thì nơi đây, hầu hết các phương tiện và người khai thác gỗ trái phép đều hoạt động liên tục. Chúng luôn có "chim lợn" cảnh giới tự vệ khi có người lạ vào trục đường huyết mạch (nơi lưu thông gỗ trái phép) ra khỏi địa bàn.
Từ sân bay Giả Chiến đổ về làng Kon Krốc, có hàng trăm cây gỗ lớn lâu năm nằm ở khu vực ven dọc suối được “cắt hạ”, có chiều dài cỡ chừng 5-6m, số cây lớn có đường kính khoảng 200-300cm đều bị lâm tặc khai thác không thương tiếc. Mặc dù, trục đường đi đến những cây gỗ quá khó và nhiều chướng ngại vật. Tuy nhiên, mỗi khi xác định khai thác thì chúng không để “sót” một cây nào, trừ những cây bị hỏng như âm ruột, hoặc khi khi cây đổ bị “nứt tâm” lúc đó mới chịu bỏ lại hiện trường.
Nói về vấn đề khai thác gỗ trái phép ở địa bàn, PV có cuộc trò chuyện với ông A Ngúp ( thôn trưởng làng Kon Krốc). Ông Ngúp cho rằng: “Chúng tôi luôn muốn có đất và rừng. Nhưng nơi đây có nhiều đối tượng lén lút khai thác và vận chuyển gỗ thuộc địa bàn, Tôi lấy tư cách là thôn trưởng nên phải thông báo cho lực lực bảo vệ rừng phòng hộ vào phối hợp tuần tra. Mỗi tuần có 1 lần đi, trung bình một tháng có 4 chuyến truy quét. Nhưng xem ra không hiệu quả cho mấy, bởi phá rừng bây giờ quá tinh vi và khó xử lý”.
Trách nhiệm của cơ quan chức năng?
Rừng phòng hộ Ngọc Réo có rất nhiều tiểu khu phân chia với đồi núi nhấp nhô, khó khăn cho việc đi lại. Việc tuần tra trên địa bàn vẫn còn phụ thuộc vào phương tiện đi lại nên không hề thuận tiện, phần nào đã làm cho lực lượng bảo vệ rừng “bỏ lọt” các đối tượng phá rừng “có tiếng” nơi đây.
Nhiều khu vực thuộc rừng phòng hộ Ngọc Réo bị xâm phạm quá mức đến nỗi, giờ thành những “đồi cháy, bãi cháy” và được người dân tận dụng làm nương rẫy. Ở những khu rẫy này, nhiều gốc cây có đường kính hơn khoảng 200 cm. Điều này, lý giải tại sao? “rừng cấm khai thác mà cây chẳng còn”, trách nhiệm các cơ quan rừng phòng hộ sẽ như thế nào khi mà ngày ngày trôi qua, nhiều dấu chân của lâm tặc vẫn thường xuyên “căn me” chở gỗ lậu trên máy cày về nơi tiêu thụ để trục lợi bất chính.
Nằm giáp ranh với các xã lân cận như Đắk Cấm, Đắk Tờ Re. Địa phận xã Ngọc Réo đang dần trở thành “điểm nóng” cho lâm tặc. Luôn ngày đêm tận dụng thu nguồn thu bất chính từ núi rừng, tài sản Quốc gia đang chảy máu về túi các đối tượng lâm tặc vốn dĩ đã rất liều lĩnh và hành nghề lâu năm ở địa bàn thuộc làng Kon Krốc, xã Ngọc Réo.
Trước những thông tin về vụ phá rừng phòng hộ Ngọc Réo, ông Trịnh Xuân Long - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Hà trả lời rằng: “Chúng tôi chưa nắm bắt được thông tin vụ việc trên, trước mắt chúng tôi sẽ xác minh nhanh về địa bàn lâm phần nơi có lâm tặc khai thác. Mọi thông tin chúng tôi sẽ trả lời cho cơ quan báo chí sớm khi có kết quả”.
Báo Pháp luật & Xã hội sẽ tiếp tục thông tin vụ việc tới bạn đọc.
Theo Tiến Nhuệ - Hải Nguyễn / PL&XH
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn