Vụ rừng Ngọc Réo, huyện Đắk Hà bị “cạo trọc”: Rừng Ngọc Réo bị “cạo trọc”: Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Hà "quy trách nhiệm" cho nhà báo

Thứ sáu - 09/06/2017 16:07
Trước thông tin phản ánh của báo Pháp luật & Xã hội về bài “Rừng phòng hộ Ngọc Réo bị cạo trọc: Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Hà nói “chưa biết” số ra ngày 21/2/2017, phóng viên đã lập tức nhận được phản hồi từ phía đơn vị quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ Ngọc Réo (Đắk Hà). Và lần này, ông Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum còn "trách": "Báo chí phải cho chúng rôi biết phá rừng ở thôn gì, huyện gì thì mới biết được chứ"

Phá rừng “mức độ nhẹ”?

Rừng phòng hộ Ngọc Réo, huyện Đắk Hà có tất cả 21.326,78ha, trong đó địa bàn có rừng là 4.786,75ha; hiện đang được giao khoán cho 8 cộng đồng với diện tích 1.931,4 ha. Bên cạnh đó đơn vị quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ trực tiếp giao cho 2 tổ chức là Công an xã và Xã Đội với diện tích 4.446,5ha.

Tại khoảnh 5, tiểu khu 365 bị phá nặng nề và có nhiều cây gỗ quý bị lột xác.

Vì nhiều tiểu khu được phân chia cho nhiều đơn vị quản lý nên việc phá rừng phòng hộ Ngọc Réo đã xảy ra ở mức độ nghiêm trọng và cần được xem là “điểm nóng” của công tác bảo vệ rừng hiện nay ở Đắk Hà nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung. Qua kiểm tra và xác minh của đại diện phía đơn vị chủ rừng (Ban quản lý rừng phòng hộ Đắk Hà và đại diện Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Hà), việc phá rừng ở đây đang diễn ra ngày một nghiêm trọng hơn.

Tại khoảnh 5, thuộc tiểu khu 365 của lâm phần rừng Phòng hộ huyện Đắk Hà bị khai thác trái phép liên tục. Xu hướng ngày càng tăng lên với nhiều thủ đoạn tinh vi của các đối tượng lâm tặc. Trước sự việc phá rừng gây xôn xao trong dư luận, vào ngày 22/2, Đoàn xác minh đã vào tận nơi khu vực được báo Pháp luật & Xã hội thông tin, qua chứng kiến của nhiều cán bộ thuộc Ban Quản lý rừng Phòng hộ thì rừng nơi đây đã ở vào mức “báo động đỏ”.

Đoàn Kiểm tra vào tận khu rừng nơi có lâm tặc hành nghề bỏ trốn.

Thế nhưng, điều đáng bất ngờ là nạn phá rừng ở tiểu khu 365 đã quá rõ ràng, rừng bị đốn hạ quá lớn, nhiều cây gỗ quý đổ “nghiêng ngã” trong lâm phần của mình mà cán bộ Kiểm lâm địa bàn là Ông Bùi Văn Khiêm lại tỏ ra rất bình thường. Ông Khiêm cho hay: “Việc phá rừng ở tiều khu 365 diễn ra lâu rồi, và việc này theo tôi nghĩ đây đang ở mức độ nhẹ”.

“Ngã ngửa người” bởi câu trả lời của ông Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Hà

Vụ việc phá rừng phòng hộ huyện Đắk Hà không những cần phải xem xét lại vai trò và trách nhiệm của nhiều cán bộ Kiểm lâm phụ trách, của những Lãnh đạo đã và đang giữ vai trò “cầm cân, nảy mực”. Trong việc trông coi khu rừng và địa bàn được giao phó mà việc rừng bị rơi vào cảnh “nghiêng ngả” với nhiều cỗ máy cày hoạt động liên tục thì môi trường, hệ sinh thái đã dường như thay đổi theo thời gian.Điều này gây ra hậu quả thật khó lường, cho nhiều thế hệ trẻ đang lớn lên phải “chống chọi” với hạn hán và thiên tai. Vốn dĩ, hàng năm chúng ta đã mất quá nhiều chi phí cho dịch vụ môi trường.

Nhiều cây gỗ lớn đã phải “nằm xuống” bởi lâm tặc.

Rừng Phòng hộ Đắk Hà tồn tại nhiều cây gỗ quý như Dổi, Huỳnh Đàn trắng, Trâm, Chò xót… Đã nhiều năm gắn bó với việc bảo vệ và gìn giữ. Những thân cây lớn có vành trong 200 -300 cm đã bị đốn hạ, xẻ ngang dọc chỉ còn sót lại gốc cây “trơ trọi” và “nhựa ứ” ra như nước mắt của núi rừng bị con người triệt hạ bằng nhiều cỗ máy hiện đại như xe cày, máy cưa lốc mà trước đó khu rừng luôn yên ắng và tĩnh lặng.

Đường vào tiểu khu nơi có khu rừng bị đốn hạ và tàn phá nặng nề

Chứng kiến cảnh phá rừng phòng hộ quá mức, ông Nguyễn Văn Khiêm - Hạt phó Kiểm lâm Đắk Hà cho rằng: “Qua công tác tuần tra, kiểm tra Hạt Kiểm lâm Đắk Hà, cũng như là chủ rừng thì hiện tượng phá rừng ở tiểu khu 365 là có. Trong quá trình tuần tra thì chúng tôi đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm.

Nguyên nhân của việc phá rừng là các đối tượng lâm tặc lợi dụng giáp ranh để chặt phá cây. Các phương án đối phó là phối hợp với xã, chủ rừng (Ban Quản lý và Bảo vệ rừng phòng hộ) và Hạt kiểm lâm chủ động tuần tra truy quét”. Nói là vậy, nhưng khu rừng phòng hộ hiện nay đang bị “bức tử” bởi cánh lâm tặc đốn hạ.

Tuy nhiên, ý kiến của ông Khiêm lại hoàn toàn trái chiều với ông Trịnh Xuân Long – Hạt trưởng Kiểm lâm Đắk Hà. Ông Long còn cho rằng: “Báo chí phải cho chúng tôi biết, phá rừng ở thôn gì, huyện gì thì mới biết được chứ?”. Vụ việc phá rừng phòng hộ đã quá mức báo động, nhiều đơn vị chức năng được bàn giao địa bàn để bảo vệ rừng thì nay luôn cho rằng luôn tuần tra và truy quyét nhưng khó phát hiện và xử lý các đối tượng vi phạm.

Báo Pháp luật &Xxã hội sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc trong bài viết tiếp theo.

 

Theo Tiến Nhuệ - Hải Nguyễn Pháp luật & Xã hội

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây