Thay thế, chặt cây xanh ở Thủ đô
Năm 2015 là một năm đầy “giông tố” đối với Hà Nội, khi quyết định chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh được triển khai. Ngay sau đó, kế hoạch này đã bị dư luận Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung đã "dậy sóng" phản ứng.
Kế hoạch thay thế, chặt cây ở Hà Nội. |
Bí thư Thành ủy TP Hà Nội Phạm Quang Nghị lúc đó cũng thẳng thắn cho rằng, việc triển khai chặt cây xanh, thay thế cây xanh đã làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của thủ đô. Lãnh đạo thành phố phải tự phê bình, tự kiểm điểm, khẩn trương khắc phục sai sót, sự nóng vội giản đơn trong việc cải tạo thay thế cây xanh.
Lấp sông Đồng Nai
Đầu năm 2015, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định chấp thuận đầu tư dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai rộng hơn 84.000 m2 cho Công ty Toàn Thịnh Phát (thuộc tập đoàn Thành Thành Công) triển khai khu đô thị Pegasus Residence.
Hình ảnh lấp sông Đồng Nai. |
Đáng nói là trong đó thể hiện phần diện tích lấn sông lên tới hơn 77.200 m2, phần còn lại hơn 6.800 m2 là đất hiện hữu. Theo quy hoạch được duyệt, khu đô thị ven sông Pegasus Residence bao gồm khu cao ốc văn phòng kết hợp thương mại - dịch vụ, nhà ở riêng lẻ thấp tầng, chung cư cao cấp, khách sạn cao cấp 4 - 5 sao, trung tâm thương mại...
Ngay khi dự án này được triển khai, đã “vấp” phải sự phản ứng gay gắt của người dân và các cơ quan chức năng. Nhiều người cho rằng, trong khi thế giới đã nhận thấy sai lầm trong việc xâm hại sông và đang tìm cách khôi phục thì chúng ta lại lao vào vết xe đổ. Dự án sau đó đã phải dừng triển khai.
Giảm tần suất xe buýt giờ cao điểm
Mặc dù Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đến giao thông luôn kêu gọi người dân chấp hành ý thức khi tham gia giao thông và thực hiện đồng bộ các giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân, nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, đầu tháng 11 vừa qua, Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa quyết định điều chỉnh giảm tần suất hoạt động của 10 tuyến buýt trên 2 trục đường Nguyễn Trãi - Hà Đông và Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hồ Tùng Mậu, với số lượng xe giảm từ 43-50% trong giờ cao điểm.
Giảm tần suất hoạt động xe buýt giờ cao điểm. |
Ngay khi quyết định này được ban hành, dư luận cho rằng đây là một quyết sách “ngược đời”. Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy - Chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị hơn 30 năm cho rằng, đề xuất hạn chế xe buýt lưu thông trong giờ cao điểm nhằm giảm ùn tắc là đi ngược với nhu cầu thực tiễn, ngược với quy tắc giao thông trên thế giới.
“Hà Nội cần ưu tiên phát triển cũng như tăng tần suất hoạt động của xe buýt vào giờ cao điểm, vì nhiều người đi xe buýt sẽ giảm tải được áp lực giao thông và giảm phương tiện cá nhân, từ đó giảm được ùn tắc” - Tiến sĩ Thủy nói.
Tiến sĩ Thủy nhấn mạnh, trong khi các nước đi trước Việt Nam hàng chục năm về phát triển phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm... thì hiện Hà Nội với dân số gần 10 triệu mới có hơn 1.000 đầu xe buýt, năng lực vận chuyển chỉ đáp ứng được 8-10% nhu cầu đi lại. Rõ ràng đây là một hạn chế lớn, nếu Hà Nội tiếp tục giảm tần suất hoạt động của xe buýt vào giờ cao điểm, khó có thể giải quyết được bài toán ùn tắc nghiêm trọng như hiện nay.
Xóa bỏ môn Lịch sử
Thời gian qua, dư luận “tá hỏa” khi xuất hiện thông tin môn Lịch sử sẽ không còn là môn bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
"Xóa sổ" môn Lịch sử. |
Phải nói rằng cắt giảm số môn học bắt buộc là việc làm hết sức tiến bộ vì sẽ giảm tải cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh đi vào chiều sâu các môn học yêu thích và tập trung hơn vào sở trường của mình. Tuy nhiên, việc biến môn Lịch sử trở thành một trong những môn học tự chọn là không hợp lý và sẽ chẳng khác nào “xoá sổ” môn này. Bộ Giáo dục và Đào tạo không nói rằng môn Lịch sử sẽ bị xoá sổ, nhưng nếu nó trở thành môn tự chọn thì cũng chẳng khác gì bị xoá sổ cả.
“Dân ta phải biết sử ta” - Thế nhưng môn Lịch sử trở thành môn tự chọn thì “dân ta” còn lâu mới biết “sử ta”. Lý giải về việc làm này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, đây là môn học sinh có thể bỏ qua vì theo thống kê của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, trong hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2015, chỉ 153.600 em đăng ký thi môn Lịch sử. Như vậy tức là kể cả khi môn Lịch sử đang là môn bắt buộc thì cũng chỉ có khoảng 1/10 em quan tâm tới môn Lịch sử.
Vậy không biết nếu chúng ta cho phép học sinh bỏ qua môn Lịch sử khi còn học phổ thông thì sẽ còn được bao nhiêu em đăng ký thi môn Lịch sử trong các kỳ thi THPT quốc gia sắp tới?
Ép dùng bia Sài Gòn
Giữa năm 2015, dư luận xôn xao về việc nhiều chủ kinh doanh nhà hàng, khách sạn, karaoke trên địa bàn Hà Tĩnh nhận và ký vào bản cam kết với nội dung đẩy mạnh sử dụng, tiêu thụ sản phẩm bia Sài Gòn. Việc lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh ban hành chính sách lạ lùng này khiến không ít người thấy khó hiểu.
Công văn yêu cầu dùng bia Sài Gòn. |
Không những thế, hệ thống loa phát thanh ở các thôn, xóm cũng đồng thanh “ra rả” phát đi thông điệp tuyên truyền, đẩy mạnh việc sử dụng bia Sài Gòn.
Điều này đã khiến không ít người dân bất ngờ và thắc mắc vì có ai lại dùng loa phát thanh xã để tuyên truyền, vận động việc uống bia (?!).
việc này bây giờ vẫn còn tiếp diễn ở Hà Tĩnh.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn