Vụ án gây hậu quả nghiêm trọng và theo ý kiến của nhiều luật sư, đã đến lúc các cơ quan chức năng cần khởi tố vụ án để nghiêm trị những đối tượng vi phạm pháp luật.
Luật sư Vi Văn A – Trưởng Văn phòng Luật sư số 07 (42 Lĩnh Nam, Q. Hoàng Mai, Hà Nội) thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội phân tích:
“Sự việc xảy ra có thể liên quan đến một số tội danh theo quy định của Bộ luật Hình sự như: Việc dùng súng bắn người là dấu hiệu của tội “Giết người” (Điều 93), tội Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng (Điều 230); Việc ném đá, đập phá thuyền của ngư dân có dấu hiệu tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” (Điều 143).
Ngoài ra, nếu ai biết rõ người có hành vi phạm tội, che dấu cho kẻ phạm tội mà không trình báo với cơ quan chức năng có thể bị xử lý về tội “Che dấu tội phạm” hoặc tội “Không tố giác tội phạm” (Điều 313, 314) theo quy định của Bộ luật.
Khi có đơn trình báo của gia đình bị hại, tôi nghĩ cơ quan Công an sẽ phối hợp với Bộ đội Biên phòng làm rõ sự việc, cần tiếp xúc ngay với người bị hại lấy lời khai ban đầu và truy tìm thủ phạm theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự; tránh việc các ngư dân hoang mang, lo sợ mỗi khi ra khơi… Đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh sớm khởi tố vụ án để đưa các đối tượng gây án ra chịu trách nhiệm trước pháp luật.”
Nạn nhân Lê Văn Dũng vẫn đang chịu nhiều đau đớn do viên đạn vẫn nằm trong đầu.
Luật sư Lê Quốc Hiền - Trưởng Văn phòng luật sư Lê Quốc Hiền (49 Hạc Thành, TP Thanh Hóa, Thanh Hóa) thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa cho rằng: “Hành vi trên của của các đối tượng gây án có thể bị truy tố về tội “Giết người” được quy định tại điều 93 BLHS. Ngoài ra, nếu vũ khí mà các đối tượng gây án là vũ khí quân dụng hoặc tương tự như vũ khí quân dụng thì có thể bị truy tố thêm tội “Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” được quy định tại khoản 2, điểm a điểm d, Điều 230 BLHS.”
Điều luật quy định về Thẩm quyền và trách nhiệm của Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh trong trường hợp này như sau:
“Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự số: 09/2009/UBTVQH12 của UBTVQH ngày 27/2/2009 tại “Điều 19. Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng" quy định: Bộ đội Biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XI và các điều 119, 120, 153, 154, 172, 180, 181, 188, 192, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 236, 263, 264, 273, 274 và 275 của Bộ luật Hình sự xảy ra trong khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và trên các vùng biển do Bộ đội biên phòng quản lý thì những người quy định tại khoản 2:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; khi xét thấy cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu hủy chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì giải ngay người đó đến cơ quan Công an và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền; chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
Theo Duy Phong (Petrotime)
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn