Tổ ong vò vẽ nằm ngay trước trụ sở của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An. Cán bộ ở đây cho biết, bầy ong kéo về làm tổ khoảng hơn 8 tháng, tổ ong dài khoảng 60-70cm, đường kính chỗ lớn nhất khoảng 50cm.
Và cũng đã có nhiều người đến đây làm việc và cán bộ đã bị ong đốt. Tuy nhiên, thời gian gầy đây do thời tiết quá lạnh nên bầy ong đã kéo đi chỉ còn lại rất ít.
Báo cáo từ Bệnh viện huyện Quỳ Châu (Nghệ An) cho biết, năm 2012 có 14 người phải nhập viện vì bị ong đốt. Trong số đó có 2 người điều trị khỏi, số còn lại được điều trị tại bệnh viện huyện, có người chuyển đi bệnh viện tuyến trên nhưng sau đó đều bị tử vong.
Theo các bác sỹ, người dân ở trên địa bàn bị ong đốt thường vào rừng đốt hoặc đuổi ong để lấy nhộng về ăn nhưng do chủ quan, không có trang bị bảo hiểm nên khi phá tổ, các loại ong rừng, nhất là ong vò vẽ, ong đất (người dân địa phương gọi là ong chần, một loại ong rừng có nọc rất độc) tấn công.
Tổ ong vò vẽ treo trên cây tùng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đã 8 tháng qua và cũng có rất nhiều người bị ong đốt.
Các nạn nhận thường bị ong tấn công vào vùng đầu, mặt, người thường chỉ cần bị ong đốt 5 mũi là có thể nguy kịch. Triệu chứng phổ biến sau khi bị loại ong này đốt tương tự như người bệnh bị sốc thuốc (sốc phản vệ) và nạn nhân bị dị ứng, toàn thân tím tái, trụy tim mạch, suy gan, suy thận, vàng da...
Theo các y, bác sỹ Bệnh viện huyện Quỳ Châu, khi bị ong đốt nếu được cấp cứu, chuyền giải độc sớm thì nạn nhân có thể qua khỏi nhưng do chủ quan và chuyển đến bệnh viện chậm nên nạn nhân đều trong tình trạng nguy kịch, đã bị biến chứng dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Các bác sĩ khuyến cáo khi có người bị ong rừng tấn công, người thân không nên chủ quan và phải chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để chuyền giải độc, cấp cứu.
Tổ ong vò vẽ khủng treo trước trụ sở làm việc Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống.
Theo Dân trí