Ngày Vía Thần Tài: Sự tích Thần Tài và cách đón “Thần Tài gõ cửa”….

Thứ năm - 06/07/2017 08:50
Cứ vào dịp 10/01 âm lịch hằng năm – còn được gọi là ngày đón vía Thần tài. Trong ngày này, nhà nhà lại rỉ tai nhau sắm vàng. Tuy nhiên, cũng có rất ít người biết về sự tích ra đời của ngày vía Thần tài. Hãy cùng Phapluatplus tìm hiểu về sự tích cũng như ý nghĩa xoay quanh ngày đón vía Thần tài.

1. Sự tích Thần Tài tại nhiều quốc gia.

Tương truyền, Thần Tài có nguồn gốc đầu tiên ở Trung Quốc. Theo truyền thuyết xưa, có một người lái buôn Trung Hoa tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo tình cờ gặp Thủy Thần, được Thủy Thần cho một người gia nhân tên là Như Nguyện.  

Âu Minh đem Như Nguyện về nuôi ở trong nhà, từ đó công việc làm ăn của Âu Minh mỗi ngày một phát đạt. Trong một ngày Tết, vì một lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi bèn chui vào đống rác và biến mất. Từ đó Âu Minh làm ăn thua lỗ, chẳng mấy chốc nghèo xác nghèo xơ.  

Người ta cho rằng: Như Nguyện là Thần Tài và lập bàn thờ. Theo điển tích này, trong 3 ngày Tết có tục kiêng quét nhà, hót rác vì sợ làm mất Thần Tài ẩn trong đống rác.  

Tại nhiều quốc gia, họ tin rằng thần tài sẽ đem lại tài lộc, giàu sang cho họ (ẢNH INTERNET)

Trong đời sống tâm linh của người Việt, Thần Tài là một dạng thổ thần kiểu Thần Đất (Thổ Địa), vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng.   

Khi những người dân Việt đi khai hoang, bước đầu họ gặp nhiều khó khăn và ý niệm về các vị thần hình thành từ đó làm chỗ dựa tâm linh của họ trên con đường mưu sinh. Thần Đất là vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu thể hiện tính nông nghiệp và là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc.

Với Ấn Độ, Thần Tài nguyên là Bố Đại La Hán, còn gọi là Nhân Yết Đà Tôn Giả (là một trong thập bát La Hán). Ông là người chuyên bắt rắn, ông mang túi vải to trên lưng vào rừng bắt rắn độc, nhổ bỏ răng độc rồi thả rắn đi. Do đó có tượng Thần Tài đứng có mang túi to, hai tay đưa thẳng lên trời cười thoải mái, tượng trưng cho sự may mắn, thành công.

2. Tại sao người Việt Nam lại chọn “mua vàng” để đón vía thần Tài.

Xuất phát từ truyền thống lâu đời của cha ông người Việt Nam, vàng được coi là vật không thể thiếu trong ngày vía Thần Tài. Bởi lẽ, vàng không chỉ có giá trị thiết thực, có khả năng tích trữ cao mà còn mang ý nghĩa cát tường, tài lộc may mắn.

Hằng năm, cứ vào ngày 10/1 âm lịch nhà nhà lại rỉ tai nhau đi mua vàng để cầu mong một năm mới giàu sang, phú quý (ẢNH INTERNET)

Nhà nhà vẫn có thói quen, rỉ tai mua vàng vào ngày Thần Tài để cầu may mắn cho một năm tiền bạc rủng rỉnh. Thực tế cho thấy, nhu cầu mua vàng của người dân vào ngày này rất lớn. Tuy nhiên chủ yếu là mua những miếng vàng nhỏ từ 0.5 - 5 chỉ cầu may mắn chứ không mang tính kinh doanh.

3. Ngày vía Thần Tài (Ngày 10/01 âm lịch)

Để tưởng nhớ Thần Tài, mọi người chọn ngày vía Thần Tài là ngày Thần Tài bay về trời: Ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch.

Thông thường trong ngày này thường chuẩn bị: 1 lọ hoa, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng thịt lợn quay, 1 bộ tiền vàng mã, 1 đĩa quả, rượu.

Ngoài ngày vía chính Thần Tài là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. Nhưng mọi người vẫn chọn ngày mùng 10 âm lịch hằng tháng để cúng Thần Tài nhằm cầu xin may mắn, tài lộc trong tháng .

4. Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài:

Theo người xưa, bàn thờ thần tài thường đặt dưới đất, hướng ra cửa chính và chọn nơi trang nghiêm nhất (ẢNH INTERNET)

Bàn thờ Thần Tài đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính.

5. Văn khấn đón vía Thần Tài.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. 

Tín chủ chúng con: …………………………………Tuổi:………………….. Ngụ tại………………………………………………………

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………(âm lịch). 

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần. 

Chúng con cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. 

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật.



Theo Pháp luật Plus

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây