Luật sư nhận định: Ưu đãi quá mức bia Sài Gòn, có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu

Thứ ba - 06/06/2017 14:18
"Việc ưu đãi quá mức hãng bia Sài Gòn của chính quyền Hà tĩnh có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội về trách nhiệm của cơ quan thực thi luật pháp và sự công bằng mà pháp luật đã quy định cho các cá nhân, doanh nghiệp tự do kinh doanh và kinh doanh lành mạnh”, luật sư Trương Quốc Hoè, trưởng văn phòng luật sư Interla nhận định trong bài viết gửi tới PLVN.


Luật sư Hoè viết:

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới nói chung và cơ chế quản lý kinh tế nói riêng. Theo đó, tự do kinh doanh đã chính thức trở thành quyền pháp định. Điều 4 Luật Công ty (1990) quy định " trong khuôn khổ pháp luật, công ty có quyền tự do kinh doanh". Đến Hiến pháp (1992) thì tự do kinh doanh đã trở thành quyền hiến định: " Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật" (Điều 57) và được phát triển cao hơn tại điều 33Hiến pháp 2013 quyền: “ Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.”

Quyền tự do kinh tại Điều 33 của Hiến pháp 2013 được hiểu rộng theo hướng doanh nghiệp có quyền làm những gì pháp luật không cấm thay vì chỉ được làm những gì pháp luật cho phép theo hiến pháp năm 1992
.
Mọi người : cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có đủ điều kiện theo pháp luật được tư do lựa chọn một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau, lựa chọn một hoặc các ngành, nghề mà pháp luật không cấm để hoạt động và ngược lại mọi người có nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ cho nhà nước.

Theo tinh thần quy định của Hiến Pháp 2013 nêu trên thì các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp, các nhà hàng tại Hà Tĩnh có quyền lựa chọn một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình, được lựa chọn nhiều mặt hàng khác nhau để kinh doanh, được lựa chọn nhiều mặt hàng bia khác nhau để kinh doanh ví dụ như bia Việt Hà, Bia Hà Nội, Bia Tiger….. chứ không nhất thiết phải là một loại bia Sài Gòn.

Nhà nước có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tất các tổ chức, các nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và được cụ thể háo tại khoản 3 điều 51 của Hiến Pháp 2013: “3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Luật sư Trương Quốc Hoè, trưởng văn phòng luật sư Interla  

Nhà nước không tạo điều kiện hay tạo điều kiện không đồng đều cho các doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh cho các cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh sản xuất, làm ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng, chất lượng cuộc sống của toàn thể người tiêu dùng, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Trong quan hệ kinh tế việc dùng sức mạnh quyền lực kinh tế của một chủ thể nào nó lên chủ thể khác sẽ tạo ra sự canh tranh không lành mạnh, quyền tự do kinh doanh không được thực hiện nghiêm túc. Cá nhân, doanh nghiệp “không được” tự do lựa chọn loại hình kinh doanh, không được tự do lựa chọn các mặt hàng, sản phẩm để cung cấp cho người tiêu dùng dần sẽ tạo ra hiệu ứng độc quyền trong nền kinh tế vi phạm nghiêm trọng quyền con người ( quyền tự do kinh doanh, quyền tự do lựa chọn hàng hóa) vi phạm Hiến Pháp.

Ngoài ra, Quyền lực về kinh tế không được sử dụng phù hợp sẽ còn tạo ra những bất ổn cho nền kinh tế nói chung, cho nhu cầu người tiêu dùng nói riêng. Quyền của người tiêu dùng không được bảo vệ theo quy định pháp luật tại điều 8 luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng : “3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.”

Việc “không được”  tự do kinh doanh kéo theo quyền của người tiêu dùng không được bảo đảm: Họ không được tự do lựa chọn các mặt hàng, sản phẩm, các dịch vụ theo nhu cầu thiết thực của bản thân và gia đình sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội làm giảm chất lượng cuộc sống của nhân dân, đất nước.

Việc phối hợp tổ chức và đề nghị lãnh đạo tham dự lễ hội “Tôi yêu bia Sài Gòn” là cơ hội để quảng bá cho doanh nghiệp, khích lệ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển và góp phần bổ sung nguồn thu (thuế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp) cho ngân sách nhà nước. Đây cũng là cơ hội để gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệp giữa các doanh nghiệp với nhau đồng thời qua lễ hội, cơ quan nhà nước cũng có thể trao đổi với doanh nghiệp về các chính sách pháp luật của Nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Việc ưu đãi quá mức hãng bia Sài Gòn của chính quyền Hà tĩnh có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội về trách nhiệm của cơ quan thực thi luật pháp và sự công bằng mà pháp luật đã quy định cho các cá nhân, doanh nghiệp tự do kinh doanh và kinh doanh lành mạnh.

Những bản cam kết ưu tiên tiêu thụ sản phẩm bia SG gây "bão" trong dư luận, dấy lên lo ngại môi trường tự do kinh doanh bị biến dạng

Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền thường chỉ sử dụng công văn hỏa tốc vào những việc có tính chất đặc biệt cần kíp (như thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt ....) chính quyền Hà Tĩnh đã gửi công văn hỏa tốc yêu cầu cán bộ tham dự lễ hội “Tôi yêu bia Sài Gòn”, có thể sẽ gây ra những hiểu lầm cho dự luận, gây ra hiệu ứng về cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp tại Hà Tĩnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền tự do kinh doanh được quy định trong Hiến Pháp, vi phạm quyền cơ bản của con người, quyền tự do lựa chọn dịch vụ sản phẩm của đông đảo người tiêu dùng tại Hà Tĩnh, ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Ngoài ra, việc mời lãnh đạo tham dự Lễ hội “Tôi yêu bia Sài Gòn” bằng công văn hỏa tốc có thể dẫn tới những dư luận tiêu cực về lối sống không lành mạnh, có biểu hiệu quan liêu, lãng phí và biểu hiện tiêu cực khác về người Đảng viên của những lãnh đạo tham dự. Do đó, có thể nói rằng việc đóng dấu hỏa tốc trong trường hợp tham dự lễ hội bia như trên là chưa phù hợp và cần phải được xem xét lại để tránh gây phản cảm và bức xúc trong dư luận.

Tóm lại, quyền tự do kinh doanh, quyền tự do lựa chọn các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ…. là quyền cơ bản của con người được nhà nước bảo hộ bằng Hiến Pháp, mọi tổ chức, cá nhân đều có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các quyền đó, việc chính quyền Hà Tĩnh gửi công văn hỏa tốc yêu cầu lãnh đạo đi dự lễ hội “ tôi yêu bia Sài Gòn” chưa phù hợp, có thể gây dư luận bất bình, ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh tại Hà Tĩnh nói riêng và nước ta nói chung.

Theo Báo Pháp luật

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây