Lão nông và “cuộc chiến không khoan nhượng” với trâu rừng

Thứ bảy - 10/06/2017 12:57
Vũ Quang là một huyện miền núi, chính vì vậy người dân nơi đây lấy chăn nuôi làm hướng phát triển kinh tế, nhất là nuôi trâu, bò. Với địa thế như vậy, những con trâu nhà được người dân “gửi hết vào rừng” sau nhiều năm trở thành đàn trâu sống quen với cuộc sống rừng núi nên bị hoang dã (gọi là trâu luông, trâu rừng) khiến việc thuần chủng trở nên khó khăn và không phải ai cũng có thể làm được.


Trâu nhà được thả vào rừng lâu năm hóa thành trâu rừng (trâu luông).

 

Những đàn trâu nhà được người dân thả trong rừng sâu hàng chục năm, thậm chí có những con trâu từ bé đến lớn đều ở trong rừng. Để bắt được chúng về thuần thục lại từ đầu không hề đơn giản. Từ đó người dân huyện miềm núi Vũ Quang mới dấy lên những cuộc đi săn trâu rừng có tiếng ở nơi đây.

Vì sao lại gọi “trâu rừng”?!

Những xã như Hương Điền, xã Hương Quang nằm sâu trong Vườn quốc gia Vũ Quang (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh). Cuộc sống của họ chỉ phụ thuộc vào chăn nuôi, nhận thấy rừng núi nên người dân có xu hướng chăn nuôi theo kiểu “gửi hết vào rừng”. Mới đầu những con trâu sống thích nghi với hoàn cảnh chăn thả dưới sự quản lý con người nó rất hiền lành, ngoan ngoãn. Nhưng nhiều năm không được tiếp xúc với con người bỗng dưng trở nên hung dữ người ta mới gọi là “trâu rừng, trâu luông”.

Anh Nguyễn Sự người dân sinh sống ở xã Hương Quang nhiều năm qua kể về câu chuyện “dở khóc dở cười” của người dân chỉ được ngắm khối tài sản lớn nhưng không được sở hữu.

“Ban đầu, những con trâu này chỉ được thả ở mép rừng nhưng một thời gian chúng tiến dần vào rừng sâu. Và cuối cùng nó thích nghi với hoàn cảnh sống là rừng núi và dần dần chúng chọn rừng là ngôi nhà. Ở xã này có nhiều gia đình sở hữu cả chục con trâu với tổng giá trị lên đến vài trăm triệu nhưng đến nay nó sống trong rừng, giờ đành ngậm ngùi nhìn khối tài sản ấy, tung tăng trong những cánh rừng mà bất lực”, anh Sự nói.

Ông Phước người dân nơi đây chia sẻ, nhà tôi trước cũng có thả 2 con trâu, sau gần mười năm giờ thấy có cả một đàn hơn chục con. Dù biết đó là trâu của gia đình nhưng giờ thấy tôi là chúng chạy mất hút, vì những con nghé con (trâu con - PV) sinh ra trong môi trường tự nhiên nên tở thành nhút nhát với con người. Đây cũng là tình trạng chung của mà người dân huyện miền Vũ Quang gặp phải chuyện “trớ trêu” này.

“Cuộc chiến” với trâu rừng

Về tới thị trấn Vũ Quang nhắc đến cái tên Nguyễn Đình Lục (SN 1965), không ai không biết đến vì cái tên “khắc tinh trâu rừng” được người dân nơi đây đặt cho ông trong quá trình đi săn trâu rừng.

 




Ông Nguyễn Đình Lục kể về quá trình săn trâu 

 

Cho đến giờ có tới hàng chục con trâu thuộc dạng ma mãnh nhất, hung dữ nhất đều bị ông Lục bắt về cho những gia chủ thuê ông.

Gặp chúng tôi, ông Lục cho nghiệp săn trâu rừng của ông bắt đầu từ khi 27 tuổi.

“Trong lúc quân ngũ tôi thấy bà con dân tộc thiểu số bắt trâu rừng về làm thịt rất đơn giản mà hiệu quả, với sự tò mò tôi đã đi theo và ghi nhớ lại kinh nghiệm từ bà con dân tộc chỉ dạy. Khi xuất ngũ tôi quê, thấy bà con hai xã Hương Điền, Hương Quang than kêu về chuyện trâu nhà thành trâu rừng hết rồi, tôi áp dụng kinh nghiệm từ hồi trong quân ngũ để bắt đầu sự nghiệp săn bắt trâu rừng giúp bà con”, ông Lục kể.

Theo ông Lục, để bắt được trâu sống lâu năm trong rừng không phải dễ dàng vì chúng tất hung giữ.

“Muốn bắt được chúng phải theo dõi tập tính của chúng như khu vực đi ăn, nghỉ... Khi đã nắm được "lịch trình" mới bắt đầu làm những cái “rặc” (chuồng tạm - PV) rộng vài ba chục mét ở những khu vực chúng hay về ngủ hay xuống uống nước. Sau đó chia người tản ra khua chiêng, gõ mõ để lùa trâu vào vị trí đã đặt “rặc”. Khi trâu vào bẫy thì đặt thòng lọng, quàng cổ, trói chân bắt từng con”, ông Lục kể về quá trình bắt trâu của mình.

Ông Lục nói, “rặc” thường được làm bằng gỗ thành một hình vuông, chữ nhật tùy vào điểm đặt, bên trong chia thành nhiều ngăn nhỏ vừa với thân con trâu, để hạn chế khoảng trống nó thúc gãy “rặc”.

 

 

“Có lần đang xua đuổi đàn trâu để chúng chạy về hướng “rặc” đã đặt thì có một con trâu nó không chấp thuận quay lại tấn công tôi. Lúc này tôi phải bám chặt vào giữa 2 sừng để tránh những đòn tấn công của nó. Nó nhận thấy bị vây bắt như trâu điên mang cả tôi chạy vào rừng được khoảng 200m thì tôi phải thả sừng nó ra lao xuống một con suối gần đó mới thoát được. Lần đó tôi bị một vết sừng đâm ở chân phải khâu đến 23 mũi”, ông Lục kể về lần bị thương khi bắt trâu.

Khi được hỏi về kinh phí người dân thuê ông đi săn trâu như vậy như thế nào? Ông Lục cười và chỉ nói rằng “giúp người dân là chính, mỗi lần chỉ lấy vài trăm ngàn uống nước”.

Qua trò chuyện được biết ông Lục không chỉ bắt trâu ở huyện Vũ Quang mà một thời còn vào tận Quảng Bình, ra Nghệ An để bắt trâu cho người dân. Đến thời điểm này vì tuổi già sức yếu nên ông đã quyết định nghỉ công việc này, thế nhưng cái tên “khắc tinh trâu rừng” vẫn mãi theo ông đến nay.

Theo Doãn Đạt Đời sống & Tiêu dùng

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây